Sắc lệnh mới sẽ hạn chế nguồn lao động công nghệ cao từ nước ngoài.

Sắc lệnh mới sẽ hạn chế nguồn lao động công nghệ cao từ nước ngoài. Ấn Độ lo ngại

Trump hạn chế thuê lao động nước ngoài trình độ cao, Ấn Độ lo lắng

Ấn Độ là nơi cung cấp nhiều lao động trình độ cao cho thị trường Mỹ. Trong ảnh, ông Joe Biden, phó tổng thống Mỹ nhiệm kỳ trước tới thăm một viện công nghệ Ấn Độ (The Indian Institute of Technology) ở Mumbai. Reuters

Trong quá trình tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, tân tổng thống Donald Trump tăng cường chính sách bảo hộ với một dự thảo sắc lệnh kèm theo một dự luật mới đã khiến New Delhi lo ngại, vì Ấn Độ là sẽ nước bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tổng thống Trump chuẩn bị ban hành một sắc lệnh hạn chế cấp visa cho người lao động nước ngoài có trình độ cao trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ mới. Từ New Delhi, thông tín viên RFI Sébastien Farcis giải thích :

Visa Mỹ có tên gọi H1B là cầu giửa các lĩnh vực công nghệ mới của Ấn Độ với Hoa Kỳ. Nền công nghiệp Ấn Độ phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Nhờ loại visa này mà gần 300.000 kỹ sư Ấn Độ được sang Mỹ làm việc trong các công ty tin học. Đa số ở thung lũng Silicon.

Chính quyền Trump muốn dùng người Mỹ thay thế thị trường lao động cao kỷ này. Dự thảo sắc lệnh của tổng thống sẽ làm việc cấp visa H1B sẽ trở nên phức tạp hơn, còn có một dự luật quy định số lương tối thiểu sẽ phải tăng gấp đôi mới có thể cứu xét visa. Dự thảo sắc lệnh và dự luật này sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Ấn Độ  nào gởi nhân viên sang làm việc tại Hoa Kỳ. Trên sàn chứng khoán Bombay, kể từ hôm thứ Ba, cổ phiếu của các công ty này đều sụt giảm.

Nhưng, chính các doanh nghiệp Mỹ cũng có thể bị thiệt hại. Ông Shivendra Singh, phó chủ tịch Nasscom – Hiệp hội các công ty tin học của Ấn Độ, giải thích : « Bộ trưởng Lao Động Mỹ đã ra một báo cáo liên quan tới công việc trong các lĩnh vực khoa học mà không thể tuyển dụng nhân lực vào năm 2018. Và một nửa trong số đó là các vị trí trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tất cả các doanh nghiệp, cho dù là của Hoa Kỳ hay của Ấn Độ, đều phải bù đắp thiếu hụt này bằng cách tuyển dụng nhân công nước ngoài trong ngắn hạn ».

Phó chủ tịch hội tin học Ấn Độ nhận xét, nếu ra điều kiện là mức lương tối thiểu của họ phải cao hơn nữa thì họ mới được nhập cảnh, thì điều đó cũng chẳng thay đổi được gì cả. Bởi vì phía Mỹ không thể tuyển dụng tại chỗ các nhân công Mỹ có trình độ cao, chỉ trong ngày một ngày hai ».

Chính phủ Ấn Độ cũng đã phản ứng và tỏ ra lo ngại về chính quyền mới của Hoa Kỳ.

Cũng như các nước khác, chính sách bảo hộ mậu dịch và nước Mỹ trên hết của Tổng thống Trump làm Ấn Độ lo ngại.