Vì sao ông Trump đổi thái độ với Trung Quốc?

Vì sao ông Trump đổi thái độ với Trung Quốc?

An Dinh, Montreal Viet News

Theo một số chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng,  ông Trump không nên gạt bỏ chính sách lâu nay của Mỹ về vấn đề Đài Loan, một Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin DW (Đức), Andrew J. Nathan, giáo sư khoa học chính trị trường Đại học Columbia, một trong những tác giả của báo cáo này đã đã giải thích vì sao bước đi như vậy của Mỹ sẽ cực kỳ nguy hiểm.

vi sao ong trump can tranh va cham voi trung quoc hinh 1
Các chuyên gia khuyên ông Trump nên tránh va chạm trực diện với Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Trước khi nhậm chức, ông Donald Trump từng đặt một dấu chấm hỏi cho chính sách “Một Trung Quốc” lâu nay của Mỹ, theo đó, chỉ có duy nhất một đất nước Trung Quốc trên thế giới và chính quyền ở Bắc Kinh là đại diện hợp pháp cho đất nước này.

Bất cứ nước nào muốn thiết lập quan hệ với ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì phải công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, chối bỏ mối quan hệ với chính quyền Đài Loan và giới hạn xuất khẩu vũ khí sang vùng lãnh thổ này. Mỹ đã chấp nhận những yêu cầu đó trong suốt 37 năm qua qua dù vẫn duy trì rất nhiều kênh hậu thuẫn cho chính quyền Đài Loan.

Tuy nhiên, những tuyên bố hùng hồn của ông Trump về vấn đề này đã chọc giận giới chức ở Bắc Kinh và gây ra những quan ngại sâu sắc về khả năng Mỹ thay đổi chính sách liên quan tới vấn đề Đài Loan.

Trong báo cáo của tổ chức  (Asia Society) và Đại học California San Diego công bố mới đây, một nhóm các cựu quan chức và học giả của Mỹ đã khuyến cáo chính quyền của tân Tổng thống Donald Trump tránh va chạm với Trung Quốc vì vấn đề Đài Loan, cho rằng động thái đó sẽ “vô cùng nguy hiểm”.

Quan hệ giữa các nước lớn nguyên thuỷ là không thể không hợp tác

Báo cáo này cho rằng quan hệ Mỹ – Trung đang mất hướng và mô tả sự đối đầu ngày càng gia tăng giữa 2 nước trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra những yêu sách về lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông.

Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn với DW, Andrew J. Nathan, một trong những tác giả của báo cáo “Tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với châu Á”, cho rằng Tổng thống Donald Trump sẽ duy trì tình trạng hiện tại của chính sách “Một Trung Quốc” và cả những tranh cãi giữa 2 nước. Ông Andrew J. Nathan chỉ ra rằng Tổng thống Trump “không phải lúc nào cũng làm những gì ông ấy nói và dường như rất có khả năng thay đổi đường đi nước bước”.

Theo Andrew J. Nathan, Mỹ không có lợi ích khi thay đổi lập trường về chính sách “Một Trung Quốc” và đến nay ông Trump vẫn chưa có thay đổi nào dù dư luận cũng đã được một phen ồn ào vì những phát ngôn từ Nhà Trắng.

Ngoài ra, ông cho rằng chính quyền của Tổng thống Trump coi vấn đề hạt nhân Triều Tiên là một mối đe dọa nghiêm trọng. Thế nhưng Mỹ khó lòng thuyết phục được Trung Quốc hợp tác trong vấn đề này.

Sự hợp tác Mỹ – Trung trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên cũng được cho là phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ này. Nếu Mỹ thách thức những lợi ích của Trung Quốc bằng một cuộc chiến thương mại hay bỗng nhiên đặt một dấu chấm hỏi cho chính sách “Một Trung Quốc” thì hy vọng hợp tác được với chính quyền ở Bắc Kinh trong những vấn đề khác càng mong manh hơn.

Ở Biển Đông, Mỹ hay Trung Quốc đều phải “chơi” theo luật

Về những tranh cãi ở Biển Đông, báo cáo “Tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với châu Á” của Asia Society và UCSD khuyến nghị rằng ưu tiên của chính quyền ở Washington là phải thúc đẩy Thượng viện Mỹ phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Bởi vì ngay cả Mỹ cũng không nằm trong Công ước thì làm sao mở miệng nói Trung Quốc.

Ngoài những vấn đề Triều Tiên còn điều gì đã khiến vị tân Tổng thống Mỹ thay đổi lập trường của mình nhanh đến vậy?
Mối quan hệ Mỹ – Trung vẫn phức tạp cho dù hiện Hoa Kỷ hiện đang đổi “tone” nhẹ nhàng thân thiện với Bắc Kinh.

Chính sách “Một Trung Quốc” không nằm trong trong việc tái thiết toàn diện quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Trái lại, mục tiêu của ông Trump về vấn đề này tái thiết quan hệ song phương này chỉ có thể diễn ra với điều kiện chính sách “Một Trung Quốc” không bị động chạm đến.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis đã khẳng định lập trường rõ ràng của mình về vấn đề này. Ông Tillerson đã khuyên ông Trump trước khi điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng chính sách “Một Trung Quốc” quan trọng đối với Washington. Hơn nữa, việc theo đuổi chính sách này có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành lại quan hệ ở các khu vực khác.

Sau khi thay đổi luận điểm về vấn đề Đài Loan, Mỹ sẽ tăng sức ép với Bắc Kinh về vấn đề thương mại và kinh tế.

Việc ông Trump tiến hành cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình sau nhiều ngày từ khi nhâm chức, có lẽ ông Trump cùng với nội các muốn gửi một tín hiệu bởi hành động này, khi cuộc điện đàm diễn ra khá ngắn ngủi trước khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Mỹ. Với cuộc gọi này, ông Trump đã gửi một tín hiệu tích cực đến Bắc Kinh vào đúng thời điểm.

Ngoài ra, chính phủ mới của Mỹ cần phải đưa mọi việc vào khuôn khổ. Hiện tại việc đối nội không như ý muốn, và dường như, trong nội các của ông Trump cũng có những quan điểm khác nhau về đối sách với Trung Quốc, cho Hoa Đông và Biển Đông