Có phải giới tình báo Mỹ đang muốn truất phế Tổng Thống dân cử Trump?

 

Có phải giới tình báo Mỹ đang muốn truất phế Tổng Thống dân cử Trump?

642085400.jpg.size.custom.crop.1086x784

An Dinh, Montreal Viet News

Sau sự kiện gây chấn động thế giới và Hoa kỳ nói riêng, việc cựu tướng Michael Flynn từ chức vì mất tín nhiệm của tổng thống sau vụ rò rỉ thông tin rằng ông Flynn đã có cuộc điện đàm với Đại sứ Nga, ông Sergey Kislyak, có 8 năm thâm vụ  ở Washington.  Quan ngại cho rằng ông Flynn có thể bị người Nga uy hiếp, dưới áp lực của bà Sally Yates, cựu Bộ trưởng Tư Pháp dưới trào ông Obama, người sau này bị Tổng thống Trump sa thải vì chống sắc lệnh cấm di dân, Nhà Trắng đã mở cuộc điều tra ông Flynn. Sau khi ông Flynn phủ nhận, tờ Washington Post, thiên tả, đăng 9 chứng cớ từ nguồn tin tình báo không rỏ lai lịch đã buộc ông phải từ chức. Theo bài báo dưới đây của tờ The Star, Thomas Walkon dường như cho rằng: Đằng sau những câu chuyện này cho thấy, có thế lực tình báo hợp tác với truyền thông tấn công cộng sự của Tổng thống và chính ông

Dưới đây là bài viết chuyển dịch theo tờ The Star.

Sự cuồng nộ của Tổng thống  Donald Trump không phải là luôn luôn khùng điên. Tổng thống Hoa Kỳ có một thói quen làm khó chịu là ông hay trộn sự kiện và cường điệu hóa. Nhưng đôi khi có ý nghĩa trong những gì ông nói.

Vì vậy vào thứ Tư khi ông lên tiếng chống lại các cơ quan gián điệp của Washington đã  rò rỉ tài liệu bất lợi cho Michael Flynn, và ông chống lại những gì ông gọi là “tin tức giả mạo” mà phương tiện truyền thông đã để in nó.

Flynn,  là cố vấn an ninh quốc gia mà Trump bị sa thải vì không tin cậy.
Nhưng hôm thứ Tư, Tổng thống miêu tả ông Flynn như một anh hùng. “Flynn là một “người đàn ông tuyệt vời đã bị đối xử rất không công bằng bởi các phương tiện truyền thông.”

Logic của Trump là một cái gì đó như thế này: Cố vấn an ninh quốc gia sẽ không bao giờ nói dối về cuộc điện thoại của mình với Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ nếu các cơ quan gián điệp của Mỹ đã không rò rỉ thông tin về các cuộc nói chuyện này với báo chí.

Như giải thích, điều này không phải là tha thứ cho Flynn. Ông không cần phải lừa dối Nhà Trắng, như ông đã làm.

Nhưng nó đặt trọng tâm vào một chuyện trong dử kiện này, mà các phương tiện truyền thông cánh hữu, đã không chú ý đến: Là tại sao cơ quan an ninh lại rò rỉ rất nhiều thông tin phản ánh xấu đối với vị tổng thống được bầu hợp lệ của họ?

Trở lại câu chuyện vào đầu tháng Giêng khi cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa một bản báo cáo chưa được xác minh, về hành vi chơi bời của Trump trong chuyến thăm Moscow năm 2013

Bản báo cáo, chuẩn bị cho đối thủ chính trị của Trump, đã được lưu hành quanh giới truyền thông Wasington trong nhiều tháng. Nó đã trở nên sống động khi nó được gắn mác là tài liệu tình báo và sau đó đã nhanh chóng rò rỉ cho CNN.


Và việc rò rỉ đó, tạo cớ cho phương tiện truyền thông khác – vốn đã miễn cưỡng để xuất bản những cáo buộc vô căn cứ – một cái cớ để làm như vậy
.

Sau tất cả, nếu cơ quan an ninh đã dùng những nguồn tin cáo buộc chưa được xác minh một cách nghiêm túc, thì phải có cái gì đó đối với họ. Và câu chuyện bắt đầu là Trump đã bị Nga uy hiếp. Bây giờ đến việc Flynn. Tân cố vấn an ninh quốc gia chưa được quen thuộc với các cơ quan gián điệp đông đảo và hùng mạnh của Mỹ. Thực tế quá rỏ.

Flynn đã cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung ương là quá chính trị. Những người trong Hội đồng An ninh Quốc gia Flynn cầm đầu nói về sự hỗn loạn và quản lý kém. Đột nhiên, nội dung của cuộc trò chuyện điện thoại cá nhân Flynn với Đại sứ Nga (người đang thường xuyên bị thu âm bởi cơ quan gián điệp của Hoa Kỳ) đã bị rò rỉ. Flynn đã sai lầm khi phủ nhận rằng ông đã thảo luận biện pháp trừng phạt cụ thể đối với Nga trong các cuộc hội thoại. Điều này dẫn đến nhiều nguồn tin mật bị rò rỉ sau đó cho thấy ông nói dối. Rồi ông ấy đã bị sa thải.

Sau đó, đến cáo buộc mới do nguồn tin tình báo giấu tên. Các cố vấn cao cấp của  Trump  đã nói chuyện với Nga trong chiến dịch tranh cử năm ngoái. Một số những người Nga này là gián điệp. Câu chuyện này được chạy trên tờ New York Times dưới tiêu đề: “Trợ lý chiến dịch của Trump đã liên lạc liên tục với tình báo Nga.”

Câu chuyện chỉ ra rằng không có ai đã phá luật. Nó ghi nhận rằng không có bằng chứng cho thấy phụ tá Trump có bất cứ điều gì dính líu trong cáo buộc là Nga đã hacking tài khoản email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ trong chiến dịch bầu cử. Nó cũng chỉ ra rằng các sĩ quan tình báo Nga thường không quảng cáo.

“Làm như là những người đeo phù hiệu và tự xưng rằng: Tôi là một điệp viên Nga vậy đó, “một cựu trợ lý Trump nói.

Nhưng quan niệm cho rằng Trump là một nhân tố Nga tiếp tục được nuôi dưởng thêm.

Hôm thứ Năm, thêm một thông tin rò rỉ tình báo khác. The Wall Street Journal báo cáo rằng các cơ quan tình báo không đụng tài liệu nhạy cảm từ Trump vì họ sợ nó có thể bị rò rỉ hoặc gây phương hại.

Đối thủ chính trị của Trump, cả hai đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, đang kêu gọi Quốc hội điều tra về vỉệc này.


Có chỉ là phần nhỏ nhất của việc luận tội tổng thống

The New York Times báo cáo rằng cái gọi là di sản truyền thông cánh Tả được tập trung vào các cáo buộc chống lại Trump trong khi các phương tiện truyền thông  cánh Hửu thì hỏi lý do tại sao những thông tin này bị rò rỉ.

Quan hệ của Trump với Nga là chuyện thú vị, hay là chuyện  tình dục kỳ quặc của ông ta. Nhưng nếu các cơ quan tình báo mạnh mẽ của Mỹ đang cố gắng để chống lại hoặc tìm cách bải nhiệm một tổng thống hợp hiến dân cử, thì câu chuyện thực sự là lớn hơn nhiều.