Phần 4: Sự Bành trướng của Trung Hoa

Ảnh hưởng đạo Thiên Chúa không lâu cũng đã được du nhập vào phần phía bắc của Việt Nam, nhưng không có vẻ hoàn toàn thật mạnh mẽ như là tại miền nam.  Nó cũng gắn liền với sự tăng trưởng mậu dịch và sự xuất hiện của một tầng lớp thương nhân tại các hải cảng và các thành phố. Sự phân chia giữa các vị chúa Nguyễn ở phương nam với các quan nhiếp chính họ Trịnh chế ngự triều đình miền bắc làm mệt mỏi và gây cản trở cho các nhà mậu dịch, và xúc phạm đến cảm thức thống nhất của toàn thể người dân.  Nó tiếp tục tạo khó khăn cho xứ sở với các cuộc nội chiến và phân tranh trong suốt thế kỷ thứ mười bảy cũng như phần đầu của thế kỷ thứ mười tám.  Truyền thống Khổng học khinh miệt thương mại và chính quyền chỉ làm ít điều để hỗ trợ thương mại và nhiều điều gây phiền nhiễu và bóc lột tầng lớp thương nhân.  Các du khách ngoại quốc ghi nhận về sự nghèo khổ của giới nông dân và nhận xét rằng các thương nhân, mặc dù thường giàu có, đã cố gắng tối đa để che dấu tình trạng của mình trước một chính quyền thù nghịch.  Nơi đây, một lần nữa, sự nhấn mạnh thái quá trên một nét của nền văn hóa nhập cảng có thể được nhìn thấy ở Việt Nam.  Tại Trung Hoa, tầng lớp quan chức có miệt thị về mặt tri thức các thương nhân, nhưng trong thực tế thường cộng tác với họ trong các cuộc kinh doanh béo bở và nhắm mắt làm ngơ trước các sự né tránh luật lệ chống lại việc tạo mãi đất đai và mua chức tước.

 

Các sự căng thẳng của xã hội Việt Nam, xảy ra một phần vì sự đình chỉ thực sự Cuộc Nam Tiến sau khi sáp nhập châu thổ sông Cửu Long hồi cuối thế kỷ thứ mười bảy (1622) đã bùng nổ khoảng tám mươi năm sau đó trong cuộc nổi dậy rộng lớn của Tây Sơn (1771-1802), lãnh đạo bởi ba anh em họ Nguyễn, các kẻ xem ra đã có một căn bản thương nhân.  Cuộc nổi dậy của họ phát khởi tại miền nam và một phần dựa vào vùng núi rừng che phủ phía tây bắc châu thổ sông Cửu Long, từ đó phong trào mang tên là Tây Sơn, có nghĩa là núi phía tây].  Cuộc nổi dậy cực kỳ thành công trong nhiều năm.  Sàigòn được chiếm giữ trong năm 1776, và mười năm sau đó quân nổi dậy, đã thực sự lật đổ các chúa Nguyễn ở miền nam, đã tấn công miền bắc và thu doạt kinh thành nhà vua ở Hà Nội vào năm 1786.  Các quan nhiếp chính họ Trịnh quẫn trí và các kẻ ủng hộ họ sau đó đã cầu cứu Trung Hoa sang giúp đỡ họ.  Hoàng Đế Càn Long của triều đại Mãn Châu, vị vua thứ ba trong bộ ba lãnh đạo vĩ đại của triều đại Mãn Châu, khi đó đang trên ngai vàng, vị thế ông đã chiếm ngự trong bốn mươi năm.  Ông ta quyết định rằng cuộc nổi dậy của Tây Sơn và sự sụp đổ của tất cả quyền thế đã được thừa nhận mở ra một cơ hội khác cho sự can thiệp của Trung Hoa.  Các đội quân trong thời trị vì của ông đã hoàn tất cuộc chinh phục Mông Cổ, Trung Á thuộc Trung Hoa, và Tây Tạng.  Trong năm 1789, ông đã phái một đội quân to lớn sang bắc Việt Nam, nhưng đã đụng độ và bị đánh bại bởi các lực lượng Tây Sơn gần biên giới.  Vua Càn Long đã từ bỏ bất kỳ sự can thiệp nào khác nữa.

 

Chỉ một hay hai năm sau đó các lượng sẽ đánh bại phong trào Tây Sơn đã khởi sự hành động.  Một người Pháp phiêu lưu và là người xuất ngoại [émigré, tiếng Pháp trong nguyên bản, ND] trốn tránh cuộc Cách mạng Pháp, Pigneau de Behaine, đã thu gom ở lãnh địa chiếm hữu phía đông của Pháp tại Ấn Độ, vùng đất vẫn chưa chấp nhận cuộc Cách mạng, một lực lượng hỗn hợp các kẻ phiêu lưu Âu Châu dưới danh nghĩa phục vụ quân đội của Nguyễn Ánh, người tuyên nhận nối ngôi cuối cùng của các vị Chúa Nguyền ở miền nam đã bị sụp đổ, đã chạy trốn ra nước ngoài.  Các cuộc đột kích hải quân và các cuộc xâm nhập quy mô nhỏ đã được tổ chức bởi Pigneau de Behaine và đồng minh người Việt của ông trên bờ biển phía nam.  Họ nhận được vài sự hỗ trợ phần lớn từ các người cải sang đạo Thiên Chúa.  Trong năm 1791, họ đã tái chiếm Sàigòn, và từ căn cứ then chốt này đã liên tục theo đuổi mục đích của họ, đột kích và xâm nhập vùng bờ biển trong mọi kỳ có gió mùa đông nam (mùa hè).  Huế được chiếm giữ trong năm 1801; và chính Hà Nội trong năm kế tiếp, 1802, một biến cố đánh dấu sự kết thúc của nổi dây của Tây Sơn.  Cuộc nổi dậy đó đã được tượng trưng bởi một khía cạnh chống Khổng học và  mang tính dân tộc rõ rệt.  Quốc Ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức của nó thay cho tiếng Hán cổ truyền; một trong các anh em nguyên thủy  đã phát động cuộc nổi dậy là một nhà sư Phật Giáo, và sự hậu thuẫn của các kẻ cải đạo theo Thiên Chúa cho cuộc phản cách mạng báo trước một sự sắp xếp hàng ngũ vẫn còn tồn tại cho đến thời điểm hiện tại.

 

Các sự kiện nổi bật khác về phong trào Tây Sơn là, trước tiên, tính chất toàn Việt Nam (pan-Vietnamese) đã được ý thức và thắng lợi.  Nó tái thống nhất xứ sở, từ chối việc lưu giữ sự chia cắt của các chúa miền nam, và thiết lập kinh đô của nó tại Hà Nôi., trung tâm chính quyền cũ.  Trong cung cách này, nó chắc chắn tiượng trưng cho một cảm nghĩ thống nhất rất sâu đậm trong dân chúng Việt Nam mà các sự chia cắt áp đặt liên tiếp đã không xóa nhòa được.  Thứ nhì, phong trào bị đánh bại bởi sự can thiệp bên ngoài, và không phải bởi sự can thiệp của Trung Hoa, vốn đã bị đẩy lui.  Các hoạt động của các lực lượng trên biển của Pigneau de Behaine chính vì thế đã báo trước cho sự chinh phục sắp đến của người Pháp, và sự chiến thắng bề ngoài của Nguyễn Ánh là khúc dạo mở màn cho sự thống trị của các đồng minh của ông.  Sự kiện rằng nhà Trịnh thua trận đã nghiêng về việc đánh liều với các hậu quả của cuộc xâm lăng của Trung Hoa hơn là chấp nhận tính chất dân tộc của phong trào Tây Sơn cũng minh họa cho một khuynh hướng mới trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam.  Các phong trào dân tộc chủ nghĩa ngày càng trở nên đối nghịch với sự cai trị của các quan chức Hán hóa và một văn hóa hướng về Trung Hoa; khi trong thế kỷ thứ mười chin quyền lực của Trung Hoa thôi không còn là một vấn đề cấp bách, và sự xâm nhập của Pháp đã xảy ra, các phong trào dân tộc nổi dậy và phản kháng quay ra chống lại mối nguy hiểm ngoại lai mới.

 

Có các sự tương đồng giữa cuộc nổi dậy của Tây Sơn tại Việt Nam và cuộc nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc tại Trung Hoa khoảng năm mươi năm sau đó.  Cả hai đều là các phong trào bình dân dựa trên giới nông dân và đối nghịch với ý thức hệ Khổng học đang thống trị, cả hai đều tiến sát tới sự chiến thắng toàn vẹn và sự tái định hướng có hậu quả sâu đậm trên văn hóa đất nước họ.  Cả hai đều phần lớn bị đánh bại bởi sự can thiệp của ngoại quốc dựa trên hải lực.  Sàigòn nằm trong tay Pigneau de Behaine báo trước vai trò của Thượng Hải như căn cứ quân sự cho “Quân Đội Mãi Mãi Chiến Thắng” của Tướng Gordon” và cơ sở tài chính cho đội quân triều đình ở An Huy khá hùng mạnh và hữu hiệu tối đa của Lý Hồng Chương.  Cả hai phong trào cũng hướng tới một thái độ mới, trong khi dấu mình trong các hình thức cổ xưa, từ đó các phong trào dân tộc và bình dân sau này đã lấy làm cảm hứng.  Tây Sơn bao hàm lý tưởng của một Việt Nam thống nhất, có tính cách dân tộc về văn hóa và bình dân trong sự ủng hộ.  Phong trào Thái Bình Thiên Quốc được nhìn nhận bởi Cộng Sản Trung Hoa ngày nay như các tiền thân, ngay dù thường đi sai đường, cho cuộc cách mạng thắng lợi của chính họ [cộng sản].

 

Nguyễn Ánh, người lên ngai vàng của một nước Việt Nam thống nhất, trong thực tế là công trình của các đối thủ của ông ta, đã trị vì với vương hiệu Hoàng Đế Gia Long của triều đại mới nhà Nguyễn.  Các tổ tiên của ông đã là các vị chúa miền nam, ông đích thân dựng Huế làm kinh đô của mình, và bỏ rơi Hà Nội.  Gia Long đã lập ra chính sách của mình để tăng cường tính chất Trung Hoa trong sự cai trị của ông trong mọi phương cách khả dĩ.  Tước hiệu mới của ông là Hoàng Đế, điều có thể hơi tự phụ trong mắt nhìn của Trung Hoa, đã không gây ra sự giận dữ tích cực của các kẻ kế ngôi bị quấy nhiễu của vua Càn Long, cũng không ngăn cản một sự thừa nhận chính thức quyền chủ tể của Trung Hoa.  Chính quyền được tập trung hóa một cách cứng ngắc; Nguyễn Ánh, hậu duệ của các vị chúa miền nam, đã không chủ định rằng các kẻ khác nên tranh dành lịch sử với gia tộc của chính ông.  Hệ thống khảo thí Trung Hoa tuyển chọn quan lại trong Công Quyền được tái củng cố và tái dập khuôn theo các đường nét gần gủi với cách thức của Trung Hoa.  Việc học tập Khổng học được nhấn mạnh, Phật giáo bị hạn chế và thường bị ngược đãi, chế độ, bất kể đến món nợ của nó với các kẻ đánh thuê người Pháp, trở nên chống lại Công giáo một cách rõ rệt.  Tại miền nam, chính sách thực dân vùng châu thổ được gia tăng bởi việc thành lập các khu khẩn hoang với binh sĩ là nông dân dọc theo biên giới Căm Bốt và tại các vùng đất mới thưa dân dọc theo hạ lưu sông Cửu Long.  Sự kháng cự tích cực chống lại cuộc chinh phục của Pháp mà các khu đồn điền đã chứng tỏ sau này cho thấy rằng Hoàng Đế Gia Long có thể đã sẵn hay biết là các tỉnh miền nam của ông bị mở ngỏ nhiều nhất trước hiểm họa ngoại bang, chứ không phải biên cương miền bắc với Trung Hoa dưới triều Mãn Châu.

 

Bốn hoàng đế kế tiếp nhau của Việt Nam đã trị vì và cai trị từ 1802 đến 1883, năm mà trong đó cuộc chinh phục của người Pháp hay chế độ bảo hộ cưỡng đặt, đã chấm dứt nền độc lập thực sự của Việt Nam.  Vua Gia Long (1802-20) đã không liên hệ trực tiếp vào sự tranh chấp với Pháp, và theo đuổi chính sách độc đoán và cổ truyền nghiêm ngặt của mình, kể cả các biện pháp chống lại Công giáo, đã không bị quấy nhiễu.  Hai người kế ngôi ngay sau ông, Minh Mạng, băng hà năm 1841, và Thiệu Trị, băng hà năm 1847, đã có thể kiềm chế các áp lực gia tăng một phần được phóng ra bởi các giáo sỉ và các kẻ cải đạo theo họ, phần khác phát sinh từ trạng thái lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc Âu Châu trong thế kỷ thứ mười chin, đang dâng cao quanh hai ông.  Cho đến khi chấm dứt sự trị vì của vua Gia Long các cuộc Chiến Tranh Napoleon và sự kiệt quệ của nước Pháp bởi sự giao tranh lâu dài này khiến cho sự xâm lăng nước ngoài từ vùng đất đó [Pháp] trở nên bất khả thi.  Cho đến khi Anh Quốc phát lộ nhược điểm nội tại của triều đình Mãn Châu tại Trung Hoa qua các chiến thắng dễ dàng của Anh trong Cuộc Chiến Tranh Nha Phiến (1840-2), các dân tộc Âu Châu hãy còn có sự kính trọng đối với sức mạnh của các đế quốc phương đông vốn có thể được chứng minh trong thế kỷ thứ mười tám, nhưng giờ đây đã trở nên lỗi thời.  Điều quan trọng là sự khởi động quân sự đầu tiên của Pháp, một cuộc tấn công vào thành phố hải cảng Đà Nẵng, xảy ra trong năm 1847, chỉ năm năm sau sự bại trận của Trung Hoa trong cuộc Chiến Tranh Nha Phiến.  Đó là một biến cố biệt lập, không có các hậu quả lâu dài, nhưng nó đã diễn ra vào năm mà Hoàng Đế Thiệu Tri bị mất, người kế ngôi ông, vua Tự Đức, vị quân vương độc lập cuối cùng của Việt Nam, sắp phải chiến đấu suốt cuộc đời mình chống lại sự xâm lấn gia tăng.

Xin xem tiếp phần 5