Binh bất yếm trá

Hàn Quốc cảm thấy bị lừa vì tàu chiến Mỹ không tới Triều Tiên

Người Hàn Quốc cảm thấy bị lừa bởi Mỹ, một đồng minh lớn của họ, khi đưa ra thông tin nhiễu loạn về việc một hạm đội tàu chiến của Hải quân Mỹ đang tiến về Triều Tiên.
 Tàu USS Carl Vinson (phải) ở Ấn Độ Dương hồi tuần trước. (Ảnh: NYTimes)

Tàu USS Carl Vinson (phải) ở Ấn Độ Dương hồi tuần trước. (Ảnh: NYTimes)

Người Hàn Quốc cảm thấy bị lừa

Cách đây gần 2 tuần, Nhà Trắng và đích thân Tổng thống Donald Trump tuyên bố, một đội tàu chiến “cực mạnh” của Mỹ do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu đang tiến về bán đảo Triều Tiên. Thông tin này trong khi khiến nhiều người Hàn Quốc lo ngại một cuộc xung đột với Triều Tiên sắp nổ ra, thì không ít người hào hứng cho rằng động thái triển khai này là biểu tượng mạnh mẽ cho cam kết của Mỹ nhằm đối phó Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, ngày 18/4, sau khi thông tin tiết lộ cho thấy hạm đội của Mỹ thực tế vẫn ở cách xa bán đảo Triều Tiên hàng nghìn km và di chuyển theo hướng ngược lại về phía Ấn Độ Dương, người Hàn Quốc cảm thấy như bị lừa gạt bởi chính đồng minh quan trọng nhất, New York Times cho biết.

Hãng tin JoongAng Ilbo của Hàn Quốc ngày 19/4 đăng một bài viết với tựa đề: “Ông Trump nói dối về USS Carl Vinson”. Bài viết đặt ra câu hỏi: “Liệu Mỹ giờ đây cũng dùng trò lừa gạt để thể hiện chính sách về Triều Tiên”. Bài viết làm dấy lên câu hỏi liệu Mỹ có thông báo thông tin xác thực về hoạt động của hạm đội cho các đồng minh lớn châu Á như Hàn Quốc hay Nhật Bản hay không.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận, trừ việc nói rằng Mỹ và Hàn Quốc không thảo luận chi tiết về chiến lược chung nhằm ngăn chặn các hành động “khiêu khích” của Triều Tiên.

Trong khi đó, Youn Kwan-suk, phát ngôn viên Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc, nói: “50 triệu người Hàn Quốc cảm thấy bối rối và thực sự sốc”.

Kim Dong-yub, một cựu sĩ quan hải quân và hiện là chuyên gia phân tích quốc phòng tại Đại học Kyungnam ở Seoul, nói: “Không có lý nào mà Hàn Quốc lại không biết rằng tàu Carl Vinson không ở gần bán đảo Triều Tiên hôm 15/4. Nhưng họ vẫn im lặng, chẳng làm gì để xoa dịu sự giận dữ khi vấn đề an ninh được coi là vấn đề quan trọng của cuộc bầu cử sắp tới. Toàn bộ sự việc nhắc nhở việc Hàn Quốc bị ràng buộc trong mối liên minh với Mỹ như thế nào”.

Shin In-kyun, một chuyên gia quân sự, thì cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã dùng chuyện đội tàu USS Carl Vinson như một “đòn gió” để ngăn Triều Tiên thử hạt nhân lần 6. “Trong trường hợp này, quân đội Hàn Quốc sẽ rất khó xử để có thể lên tiếng khi họ biết rằng ông Trump đang đưa thông tin nhiễu loạn. Đòn gió này thực tế đã phát huy hiệu quả, Triều Tiên đã không thử hạt nhân lần 6 vào cuối tuần trước”.

Lời thanh minh

Nhà Trắng hôm qua đã lên tiếng bác bỏ việc đưa thông tin nhiễu loạn về hoạt động của nhóm tàu tác chiến USS Carl Vinson. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói rằng, chính quyền chỉ nói đội tàu này “đang trên đường tới”, mà không hề khẳng định khi nào chúng sẽ tới. “Tổng thống nói rằng chúng tôi đang điều một đội tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên. Đó là sự thật. Nó đã xảy ra, đang xảy ra”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cũng khẳng định: “Chúng tôi đang làm điều mà chúng tôi nói chúng tôi sẽ làm. Đội tàu đang trên đường đến bán đảo Triều Tiên”.

Cũng trong một động thái nhằm trấn an đồng minh sau những nhiễu loạn thông tin, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi ở thăm Nhật Bản nói rằng, Tổng thống Trump không cố ý gây ra sự nhiễu loạn thông tin. “Điều mà Tổng thống muốn nói là chúng tôi đã sẵn sàng. Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ các đồng minh trong khu vực. Chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp, đặc biệt tới Triều Tiên rằng bất cứ hành động sử dụng vũ khí nào nhằm chống lại các đồng minh của Mỹ trong khu vực hay các lực lượng của Mỹ ở nước ngoài sẽ bị ngăn chặn”, ông Pence nói trong cuộc trả lời phỏng vấn CNN hôm qua 19/4.

Tổng hợp

Nhận xét của Montreal Viet News

Người Hàn quốc chưa biết Tổng thống Trump cũng là một binh gia am tường binh pháp.  Có câu Binh bất yếm trá, đòn Hư trương thanh thế làm Triều Tiên không dám thử hạt nhân và Trung quốc, Nga và các nước đều sợ Tổng thống Trump gây thế giới đại chiến. Tất cả đều phải xuống giọng và mong Hoa kỳ không đánh phủ đầu Triều Tiên. Hoa kỳ được nắm thế chủ động qua động thái vừa rồi.

Kế hoạch tiêu diệt nước Mỹ của Triều Tiên đã đi tới đâu?

Những thiết bị quân sự được Triều Tiên giới thiệu trong lễ duyệt binh hoành tráng hôm 15.4 cho thấy kế hoạch tấn công hạt nhân các thành phố lớn của Mỹ có những bước tiến đáng gờm.

 

 Kế hoạch tiêu diệt nước Mỹ của Triều Tiên đã đi tới đâu? - 1

Tên lửa đạn đạo liên lục địa đời mới của Triều Tiên.

Buổi duyệt binh hoành tráng của Triều Tiên hôm 15.4 nhân kỉ niệm 105 năm sinh nhật lãnh tụ Kim Nhật Thành được cho là gửi một thông điệp rõ ràng tới phương Tây: Bình Nhưỡng đang xây dựng một chương trình phức hợp có khả năng đáp trả bất kì cuộc tấn công nào bằng hạt nhân, thậm chí là đánh cả Mỹ.

Năm 2013, khi Triều Tiên công bố bản đồ chiến lược tấn công hạt nhân các thành phố lớn của Mỹ, “tất cả chúng tôi đều cười ngặt nghẽo”, Meilssa Hanham, nhà phân tích kì cựu ở Viện Quốc tế Middlebury, nói. Sau một số bước đột phá quan trọng, bao gồm cả số vũ khí trưng ra trong ngày 15.4, Hanham nói: “Họ càng duyệt binh thì càng cho thấy kế hoạch kia sẽ được hiện thực hóa trong một ngày không xa”.

Kế hoạch tiêu diệt nước Mỹ của Triều Tiên đã đi tới đâu? - 2

Tên lửa phóng từ tàu ngầm Pukkusong-2.

Năm nay, Triều Tiên công bố với 4 dàn tên lửa hiện đại và 2 trong số này mới hoàn toàn. Hệ thống tên lửa mới của Triều Tiên đưa ra nhiều thông điệp đáng lưu ý về khả năng phát triển vũ khí vượt bậc của quốc gia Đông Á này.

Video ghi hình buổi duyệt binh cho thấy 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa hoàn toàn mới với thùng chứa được làm mới. Tờ New York Times cho rằng thùng chứa tên lửa giúp việc di chuyển dễ dàng và tấn công nhanh gọn hơn.

Một số chuyên gia cho rằng những thùng chứa này rỗng không và không có tên lửa. Jeffrey Lewis từ Viện Middlebury, nói: “Việc có hay không có tên lửa không quan trọng. Đó là tín hiệu cho thấy Triều Tiên sắp công bố tên lửa KN-08 – một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đời mới. Triều Tiên từng hai lần ngầm giới thiệu loại tên lửa này: một lần trong nhà máy, một lần thử động cơ”.

Kế hoạch tiêu diệt nước Mỹ của Triều Tiên đã đi tới đâu? - 3

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm là vũ khí lần đầu tiên Triều Tiên sở hữu.

Ngoài ra, tên lửa đời mới được cho là ám chỉ việc Triều Tiên đang phát triển vũ khí có thể bắn tới bờ Đông nước Mỹ. Dù điều này chưa thực hiện được nhưng nó là tham vọng mà Triều Tiên đang kiên trì theo đuổi.

Hanham nói rằng kích thước tên lửa mới đủ lớn để chứa vài đầu đạn và thậm chí là thiết bị nhiệt hạch. Nếu khả năng này xảy ra, Triều Tiên rõ ràng đang tham vọng hơn rất nhiều so với kế hoạch năm 2013. Chuyên gia Hanham chỉ ra rằng xe tải quân sự cũng chở theo thùng chứa thứ hai và được xem là bước tiến quan trọng so với năm 2012.

Vài năm trước đó, Triều Tiên phải nhập khẩu 6 khung xe tải lớn từ Trung Quốc vì mục đích dân sự. Năm 2012, Triều Tiên cải tiến chúng thành bệ phóng tên lửa di động. Tuy nhiên, bệ phóng này lớn hơn tên lửa Triều Tiên và đặt ra nghi vấn tại sao lại mua xe tải lớn tới vậy.

Tới ngày 15.4 vừa qua, xe tải được mua 5 năm trước đã được hoàn thiện và chở theo thứ “xứng đáng” hơn: một thùng chứa đủ kích cỡ cho một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa. Điều này cho thấy rằng Triều Tiên đã tích cực nghiên cứu, chế tạo tên lửa ít nhất từ năm 2011 và đây không chỉ là cái ruột không.

Kế hoạch tiêu diệt nước Mỹ của Triều Tiên đã đi tới đâu? - 4

“Nắm đấm thép” của Triều Tiên trong lễ duyệt binh.

Chuyên gia Lewis nhận ra tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên rất giống tên lửa xuyên lục địa Topol của Nga. Điều này cho thấy Triều Tiên tiến bộ nhanh chóng trong việc phát triển vũ khí của mình. George Herbert, chuyên gia phân tích độc lập tính toán rằng tên lửa Triều Tiên có đường kính 2 tới 2,2 mét, đủ lớn để “vươn tới bất kì đâu trên đất Mỹ”.

Tên lửa đạn đạo Triều Tiên có thể được chở tới các vùng núi non hiểm trở và điều này khiến việc chặn đứng chúng là không hề dễ dàng. Chiếc xe tải trong lễ duyệt binh cũng ám chỉ rằng Triều Tiên không chỉ sở hữu vũ khí uy lực mạnh mà còn sẵn sàng đáp trả dù bị Mỹ tấn công trước.

Những bệ phóng tên lửa di động đặt trên xe tải giúp Triều Tiên có thể trả đũa ngay tức thì Nhật Bản và Hàn Quốc. Trên những chiếc xe này, Triều Tiên có thể đặt tên lửa tầm trung KN-15 và bắn phá hủy diệt Hàn Quốc, Nhật Bản.

Loại xe của Triều Tiên dùng bánh xích thay vì lốp hơi nên nó có thể dễ dàng ẩn náu trong địa hình vùng núi hoặc rừng rậm. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn thay vì nhiên liệu lỏng, giúp Triều Tiên có thể tấn công trong thời gian rất nhanh mà không cần nạp nhiên liệu.

Tên lửa tầm trung KN-15 không chỉ bắn tới Hàn Quốc trên lý thuyết mà còn chứng minh hiệu quả thực chiến.

Không chỉ sở hữu tên lửa đất đối không, Triều Tiên còn “khoe” tên lửa từ tàu ngầm KN-11. Các chuyên gia nhận định đây là loại tên lửa duy nhất của Triều Tiên khai hỏa từ tàu ngầm và chắc chắn gia tăng đe dọa lên Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tên lửa phóng từ tàu ngầm là vũ khí hiệu quả để vượt qua hệ thống phòng thủ đối phương – THAAD. Hệ thống phòng không chỉ quan sát được 120 độ nhưng tàu ngầm cho phép Triều Tiên có thể bắn từ bất kì mọi hướng.

Kế hoạch tiêu diệt nước Mỹ của Triều Tiên đã đi tới đâu? - 5

Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên khá giống của Nga.

Dù tên lửa KN-11 có tầm bắn 1.000 km nhưng tàu ngầm có thể tiến sát gần mục tiêu và khiến đối phương không kịp trở tay do thời gian quá ngắn. Chuyên gia Lewis nói rằng Triều Tiên có thể bắn thẳng đứng tên lửa rồi cho “rơi tự do”, xuyên qua lưới lửa phòng không và bắn phá đối phương.

Việc trưng bày những vũ khí hiện đại cho thấy Triều Tiên không chỉ có tham vọng mà còn có khả năng thực hiện. Dù kế hoạch năm 2013 phải mất vài năm nữa mới có thể được thực hiện nhưng Triều Tiên đang đi từng bước rất vững chắc tới thành công cuối cùng.

Tên lửa Triều Tiên nổ tung: Có bàn tay Mỹ can thiệp?

Nước nào phát triển điện toán đầu tiên?

Tên lửa đạn đạo tầm trung Triều Tiên nổ tung chỉ sau 5 giây rời bệ phóng, khiến giới chuyên gia đặt giải thuyết có bàn tay bí mật của Mỹ can thiệp.

T

Tên lửa Triều Tiên nổ tung: Có bàn tay Mỹ can thiệp? - 1

Triều Tiên ráo riết phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa và vũ khí hạt nhân.

Theo The Hill, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind gợi ý trên BBC rằng, Mỹ có thể đã ngầm phá hoại, khiến cho Triều Tiên phóng tên lửa thất bại.

“Tên lửa Triều Tiên nổ tung vì Mỹ đã can thiệp thông qua cách thức tấn công mạng, khiến hệ thống điều khiển tên lửa gặp trục trặc”, ông Rifkind nói.

Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain cũng không loại trừ khả năng này khi trả lời phỏng vấn trên NBC News. “Tôi không loại trừ khả năng như vậy”, ông McCain nói.

Theo giới chuyên gia, Mỹ có thể đã phát tán một loại virus không dễ bị phát hiện trong hệ thống thiết bị điện tử tối tân của Triều Tiên. Mặc dù Bình Nhưỡng tự mình phát triển công nghệ tên lửa, có những linh kiện điện tử nước này vẫn phải nhập từ nước ngoài.

Tên lửa Triều Tiên nổ tung: Có bàn tay Mỹ can thiệp? - 2

4 bước giúp Mỹ chiếm quyền kiểm soát tên lửa Triều Tiên.

Bằng cách can thiệp vào chuỗi cung ứng thiết bị điện tử, Mỹ đã bí mật cài vào tên lửa Triều Tiên loại virus cực mạnh.

Ngay khi Triều tiên phóng tên lửa, tín hiệu truyền về Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) thông qua vệ tinh. Từ đó, Mỹ nắm hoàn toàn quyền kiểm soát tên lửa Bình Nhưỡng.

Nhà phân tích quốc phòng Paul Beaver nói: “Mỹ hoàn toàn có khả năng vô hiệu hóatên lửa Bình Nhưỡng. Năng lực tấn công mạng của Washington đã đạt đến mức rất hiện đại”.

“Ngay khi vệ tinh quân sự phát hiện tên lửa sắp phóng đi ở Sinpo, nhóm chuyên gia ở NSA bắt tay ngay vào việc”, ông Beaver nhận định. “Rất có thể họ đã gửi tín hiệu trực tiếp đến tên lửa Triều Tiên từ Maryland, và cho nổ tên lửa ngay trên bầu trời”.

Tên lửa Triều Tiên nổ tung: Có bàn tay Mỹ can thiệp? - 3

Triều Tiên lần đầu giới thiệu loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể bắn đến Mỹ.

“Triều Tiên nhiều lần thử tên lửa thất bại, và không phải ngẫu nhiên nếu Mỹ đã phát động chiến tranh mạng nhằm vào Bình Nhưỡng”.

Hai tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên cũng nổ tung sau khi phóng hồi đầu tháng này và tháng Ba.

Năm ngoái, Triều Tiên cũng phóng tên lửa Musudan thất bại, trong dịp kỷ niệm sinh nhật nhà lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Tháng 11.2015, nỗ lực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên kết thúc thất bại sau khi vũ khí không thể bay lên khỏi mặt nước.