Hạ đường huyết và nguy hiểm chết người

Hạ đường huyết là tình trạng cấp cứu khi lượng đường máu hạ thấp bất thường diễn biến đến hôn mê, gây tử vong. Vì thế, chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nâng cao cảnh giác.

Được biết, hạ đường huyết là bệnh lý rất phổ biến. Vậy  hạ đường huyết là gì và nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng bệnh lý này?

Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường (<70mg/dl). Hạ đường huyết là tình trạng cấp cứu vì có thể diễn biến đến hôn mê và gây ra tử vong cho bệnh nhân. Nếu bệnh lý được phát hiện kịp thời thì sẽ có kết quả điều trị rất tốt. Tuy nhiên trên lâm sàng có những biểu hiện khác nhau còn tùy theo mức độ hạ đường huyết của cơ thể.

Hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Hạ đường huyết là bệnh lý rất phổ biến hiện nay.
Tế bào não của chúng ta có tính thấm cao với glucose mà không cần tác động của chất trung gian là Insulin . Đồng thời tế bào não thường chỉ sử dụng năng lượng từ glucose. Do đó, khi cơ thể có mức đường máu giảm thấp dưới 50 mg /dl Bệnh nhân có thể mất định hướng, cơn loạn thần, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê. Đó chính là hiện tượng hạ đường huyết mà chúng ta hay nghe nhắc đến.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng hạ đường huyết bao gồm:
• Uống rượu: Khi bệnh nhân uống rượu nhiều có thể làm suy giảm khả năng tân tạo đường tại gan gây nên triệu chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
• Insulinoma (u tuyến tụy): Hiện tượng này gây tăng tiết Insulin khiến cho bệnh nhân thường bị hạ đường huyết vào các thời điểm như sáng sớm, cuối trưa, sau khi nhịn đói.
• Dùng thuốc sai nguyên tắc: Nếu bạn sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc dùng thuốc nhưng bệnh nhân bỏ bữa ăn thì sẽ gây ra tình trạng suy gan,suy thận…cực kỳ nguy hiểm. Hạ đường huyết trong bệnh lý gan ,thận …xuất phát từ nhiều nguyên nhân phức tạp. Có thể kể ra như sự thay đổi chuyển hóa thuốc, giảm tốc độ chuyển hóa thức ăn từ dạ dày xuống ruột, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng…đều gây ra hiện tượng hạ đường huyết.
• Hạ đường huyết sau ăn xảy ra thường 2-3 giờ sau ăn trên bệnh nhân cắt dạ dày, cắt thực quản…

• Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học như các thói quen xấu:
– Ăn không đủ lượng như: Thiếu bữa ăn phụ, bỏ bữa ăn, ăn quá ít trong 1 bữa. cụ thể:
– Ăn không đúng bữa (ăn trễ giờ so với bữa ăn bình thường) hoặc bỏ bữa (đặc biệt là bữa ăn sáng) đều có thể gây ra hiện tượng hạ đường huyết.
– Bỏ bữa ăn vì quên hoặc cho là còn no bụng.
– Hạ đường huyết do ăn không đủ lượng carbohydrat (tinh bột) trong bữa ăn.
– Hạ đường huyết do nhịn đói lâu ngày và không được bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp.

Vậy những dấu hiệu nhận biết chứng hạ đường huyết là gì?

• Thể nhẹ: Thường bệnh nhân không chịu được đói, người run, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ, buồn ngủ. Trong thực tế, người ta cũng thường gặp những công nhân do làm việc nặng nhọc, căng thẳng nên vào cuối giờ lao động, người mệt mỏi, làm việc kém năng suất, có dấu hiệu của hạ đường huyết thể nhẹ và hay xảy ra tai nạn lao động .
• Thể vừa: Có trường hợp rối loạn tinh thần, có cơn thao cuồng, sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, đôi khi xuất hiện cơn co giật như động kinh, nhìn đôi, luôn ủ rũ và tính dễ bị kích động. Có người bị liệt nửa người, nhưng thường chỉ vài phút, vài giờ là khỏi hẳn. Cũng có trường hợp buồn nôn, đôi khi đau bụng, ngất.
• Thể nặng: Hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa thân. Nhiệt độ giảm. Có trường hợp tự nhiên tỉnh dần trong vài giờ hay vài ngày. Nếu tiêm glucoza thì khỏi nhanh hơn. Có trường hợp tử vong vì trụy tim mạch trong các cơn nặng. Điều đặc biệt trong chứng hạ đường huyết tự phát là cơn xảy ra lúc đói, rất đúng giờ, giống nhau, hay bị đi bị lại nhiều lần. Nếu lấy máu làm xét nghiệm, thấy đường huyết hạ.
Nhưng nhìn chung, những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy được vẫn là mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.

Hạ đường huyết rất hay gặp và có thể nhận biết qua các dấu hiệu điển hình. Vậy những đối tượng nào có thể mắc chứng hạ đường huyết và cách phòng ra sao?

• Thứ nhất, bạn cần xác định xem mình có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu bạn thuộc một trong những yếu tố sau:
– Đang bị tiểu đường và đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường.
– Nghiện rượu bia.
– Đang điều trị viêm gan hoặc bệnh về thận.
– Có khối u làm tăng tiết insulin.
– Mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận.
Vì thế, không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh nên cần hết sức cảnh giác với chứng hạ đường huyết.

• Thứ hai, bạn luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay. Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa… hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà. Sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc bạn vẫn không thấy đỡ hơn, bạn nên bổ sung đường thêm một lần nữa.

• Thứ ba, bạn cần tuân theo một số lời khuyên sau:
– Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày
– Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau…
– Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.
– Đối với người do bị đái đường cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khó phát hiện. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.
– Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Bệnh này có thể điều trị khỏi hẳn nếu được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Cảnh báo : Cơ thể cần đường để chuyển hóa, nếu thiếu đường chuyển hóa gây ra nhiều bệnh nan y dẫn đến tử vong.

Theo tây y kết qủa 3 số của máy đo áp huyết là kết qủa số tâm thu, tâm trương và nhịp tim, và theo kinh nghiệm của ngành Y Học Bồ Sung Khí Công Y Đạo là kết qủa của Khí lực/Huyết/Đường trong máu.

Nếu một người khỏe mạnh, làm việc bình thường mỗi ngày, không thấy mệt mỏi đau nhức, thì đường trong máu phù hợp với nhịp tim mạch theo áp huyết tiêu chuẩn tuổi như dưới đây :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Ở tuổi thiếu nhi và thiếu niên đang phát triển ít bệnh tiểu đường, nhưng từ tuổi thanh niên trở lên cho đến tuổi già lão niên, khi bụng đói, tiêu chuẩn đường trong máu đo được nằm trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l thì tương đương với nhịp tim đập 65-70 ở tuổi thanh niên, 70-75 ở tuổi trung niên, và 70-80 ở tuổi lão niên.

Khi đông y bắt mạch, nếu cơ thể nhiệt hay cơ thể hàn (mạch sác hay mạch trì) sẽ làm nhịp tim thay đổi theo, nhưng lượng đường trong máu thay đổi nghịch với mạch, đó là mạch bị bệnh

Tiêu chuẩn đường trong máu đối với một người khỏe mạnh không bị bệnh tiểu đường thì đường nằm trong tiêu chuẩn khi bụng đói là 6.0-8.0mmol/l và sau khi ăn được 30 phút tiêu chuẩn đường từ 8.0-12.0mmol/l, vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn cũa hãng dược phẩm Accu-Chek Aviva chia làm 2 loại bệnh : Bệnh đường huyết thấp từ 1.7-3.3mmol/l, bệnh đường-huyết cao từ 14.4-19.1mmol/l.

Còn hãng dược phẩn Contour ghi tiêu chuẩn trên hộp que thử tiểu đường hết hạn sử dụng 07/2014 khi bụng đói từ 5.6-7.8mmol/l= 101-140mg/dL, nhưng tiêu chuẩn mới hết hạn 01/2015 lại tăng tiêu chuẩn cao hơn, khi bụng đói 6.7-8.4mmol/l để cơ thể có thêm năng lượng đường chuyển hóa để phòng ngừa không bị tai biến khi vận động sẽ bị tiêu hao năng lượng làm hạ đường.

1-Tìm hiểu dấu hiệu bệnh và nguyên nhân nào làm hạ đường-huyết để biết cách đề phòng :

A-Dấu hiệu bệnh :

Khi đường bắt đầu hạ thấp từ 4.0mmol/l xuống đã có các triệu chứng sau :

Đau nhức đầu, mặt tái nhợt như trúng gió, thân nhiệt thấp, chảy mồ hôi lạnh, cáu kỉnh, chân tay tê lạnh bủn rủn, lọng cọng cầm một vật không vững, cảm thấy đói, khóc, nói năng lộn xộn, thần kinh mặt co rút mắt môi má co giật nhẹ, mất ý thức, không tỉnh táo linh hoạt, buồn ngủ, đi không vững muốn té ngã.

Những người đo đường thấy kết qủa 4.5mmol/l dù chưa thấy triệu chứng nào cũng cần phải uống nước nóng pha 2 thìa nhỏ mật ong để giữ cho lượng đường trong máu không bị tụt thấp, nhất là khi đang đói hay lái xe dễ bị lạc tay lái gây tai nạn.

Nếu đường-huyết thường trực thấp dưới 5.0mmol/l sẽ làm đau mỏi cổ gáy, đau nhức đầu cổ gáy vai tay và trở thành liệt bại, co rút ngón tay, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, và những nơi nào trong cơ thể không đủ đường giữ thân nhiệt sẽ bị đau, dùng súng nhiệt kế đo vào những điểm đau đó đều có nhiệt độ thấp 35 độ C, hoặc thấp hơn máy báo “Lo” là thấp không đo được, trong khi những nơi không đau có nhiệt độ bình thường 36.5-37.5 độ C

B-Biến chứng của bệnh giảm đường huyết ở người lớn :

1-Nếu có hôn mê do giảm đường-huyết, sẽ kèm theo co cứng khít hàm, chóng mặt, vã mồ hôi, đôi khi chân tay co giật.

2-Nếu không bị hôn mê, thì bị động kinh cứng lưỡi liệt thanh quản, liệt mặt, liệt nửa người một tay, loạn vận ngôn (rối loạn lời nói, nói ngọng), rối loạn thị giác nhìn 1 hóa 2, nhưng chỉ thường vài phút rồi trở lại bình thường.

3-Rối loạn tâm thần như say rượu giả, ảo giác, lộ vẻ lo âu sợ hãi như ma làm, như sắp có người hãm hại, bỏ nhà ra đi lang thang, nói năng mất ý thức như trẻ con, giảm tự trong, tim đập nhanh, buồn nôn, đánh trống ngực, lóa mắt, ù tai, cơn đói cào ruột, mệt đột ngột, người run, trầm cảm bị kích thích, đôi khi đau nửa đầu.

Trường hợp nặng Hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa thân. Nhiệt độ giảm. Có trường hợp tự nhiên tỉnh dần trong vài giờ hay vài ngày. Nếu tiêm glucoza thì khỏi nhanh hơn. Có trường hợp tử vong vì trụy tim mạch trong các cơn nặng. Điều đặc biệt trong chứng hạ đường huyết tự phát là cơn xảy ra lúc đói, rất đúng giờ, giống nhau, hay bị đi bị lại nhiều lần. Nếu lấy máu làm xét nghiệm, thấy đường-huyết hạ.

Khi tế bào não không được cung cấp glucose (đường), người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn suy nghĩ, mất định hướng, nhức đầu, lên cơn co giật, bất tỉnh, hôn mê

Tuy có nhiều dấu hiệu khác nhau, nhưng nguyên nhân đã được thống kê theo kinh nghiệm của tây y :

1-Hoạt động thể lực tác động làm co cơ bắp, cơ bụng làm xuất mồ hôi nóng.

2-Hoãn hay nhịn 1 bữa ăn làm thiếu đường, hoặc ăn trễ, ăn không đúng bữa

3-Không ăn đủ chất đường trong bữa ăn (carbohydrate), đối với người sợ ăn đường vì sợ bệnh tiểu đường.

4-Lạm dụng chất insulin dùng qúa liều nên cơ thể dư thừa đối với người dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường lâu dài.

5-Do bệnh suy thận, suy thượng thận

7-Do một số loại thuốc chống đông máu.

8-Do ngộ nấm độc.

9-Do say rượu

10-Bệnh u tuyến tụy, tuyến nội tiết, tăng năng tuyến cận giáp, tuyến yên

11-Do khối u ác tính trong mô ở ngực bụng, sau màng bụng, trong chậu hay ở cơ mông.





12-Ung thư bao tử, gan, kết tràng ruột

13-Ở người hay lo âu dễ xúc cảm.

14-Do thần kinh phế-vị nhạy cảm

15-Hệ chức năng thần kinh làm tăng glucoza-huyết suy kém

C-Trường hợp cấp cứu khi trẻ em bị hạ đường huyết thấp hơn 4.0mmol/l.

Theo hướng dẫn của cơ quan Y Tế Úc Châu :

Hãy dùng 1 trong những thứ sau đây :

1-1/2 ly nuóc trái cây hay 2-3 thìa đường hoặc mật ong, hoặc 5-7 viên kẹo jellybean, hoặc ½ lon nước ngọt không phải loại diet, hoặc một số viên đường tương đương 10-15g. Sau đó cho trẻ ăn trái cây hay bánh kẹo

Trường hợp trẻ lên cơn hay bất tỉnh, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu!

• Không cố đưa bất kỳ thứ gì qua đường miệng

• Để trẻ nằm nghiêng trong tư thế hôn mê hay phục hồi, giữ thông thoáng đường hô hấp

• Gọi cấp cứu (000) và nói tiếng Anh “diabetes emergency” (nếu có thể), đây là “cấp cứu tiểu đường” (họ sẽ dùng dịch vụ thông ngôn nếu có khó khăn), hay hãy tiêm 1 mũi Glucagon* nếu có sẵn và nếu quý vị đã được huấn luyện.

• Hãy ở lại bên trẻ đến khi có cấp cứu.

* Glucagon là 1 hoóc-môn làm tăng mức BGL và được tiêm vào cơ bắp lớn ở phần trên mặt trước đùi.

Cơ quan Y Tế Úc Châu định nghĩa giảm đường-huyết dưới mức bình thường, trẻ em dưới 3.9 người lớn dưới 6.4mmol/l. Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, có ảnh hưởng lớn đến các chức năng hoạt động của cơ thể con người, gây ra nhiều rối loạn cho sức khỏe, thậm chí rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng, nó còn nguy hiểm hơn là đường-huyết cao rất nhiều.

Cơ quan Y Tế Úc Châu cảnh báo rằng :

Qúy vị hãy nhớ là hạ đường-huyết có thể xảy ra chậm, đến 16 tiếng sau khi tập thể dục. Quý vị có thể làm giảm nguy cơ bị giảm đường-huyết chậm bằng cách kiểm tra bằng máy đo đường và làm tăng thêm mức glucose trong máu, bằng cách dùng thêm chất ngọt ( mật ong hay đường), các chất tinh bột carbohydrate hoặc điều chỉnh bớt liều lượng insulin ít đi cho người đang dùng thuốc trị tiểu đường..

2-Phương pháp trị bệnh theo tây y

Hạ đường huyết do uống thuốc trị bệnh bệnh tiểu đường. Việc điều hòa lượng đường trong máu một cách hài hòa là do hai loại hormon insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất ra: insulin sẽ làm giảm lượng glucoza còn glucagon sẽ làm tăng glucoza. Sự điều hòa của hai loại hormon này rất nhịp nhàng. Trong bệnh tiểu đường do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng tốt với insulin nên làm tăng lượng glucoza trong máu. Điều trị bệnh tiểu đường không đúng phương pháp, như dùng quá liều insulin; insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài do: loạn dưỡng mô dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm ở những vùng hoạt động nhiều (tay, chân…); chườm nóng sau khi tiêm insulin.

Đối với người bệnh điều trị bằng thuốc viên (sulfamid), hạ đường huyết thường có các nguyên nhân do uống quá liều, uống thuốc xa bữa ăn chính. Không ăn nhưng vẫn uống thuốc. Tự động uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Hoạt động thể lực quá sức.

*Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay. Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa… hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.

*Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày

*Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau…

*Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.

*Đối với người do bị đái đường cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khó phát hiện. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.

*Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Bệnh này có thể điều trị khỏi hẳn nếu được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

3-Phương pháp điều trị bằng thể dục khí công để chuyển hóa đường huyết

a-Đường chuyển hóa là đường dự trữ an toàn, phải cao hơn mức 6.0mmol/l+2.0mmol/l tương đương với 2 thìa nhỏ mật ong) khi cơ thể vận động sẽ làm hạ thấp đường-huyết xuống trở lại 6.0mmol/l lọt vào tiêu chuẩn sau khi vận động cơ thể bằng những bài thể dục khí công.

Ngành Y Học Bổ Sung có những bài tập thể dục khí công giúp cho bệnh nhân tự tập chữa bệnh bệnh áp huyết cao hay thấp, giúp cho khí huyết chuyển hóa gọi là Khí Công Trị Liệu (Qigongtherapy), vì nó là môn thể dục khí công, nên sau khi tập đều làm hạ đường-huyết.

b-Kỹ thuật tập bài Kéo Ép Gối :

Áp huyết cao tập khí công làm hạ áp huyết :

Trước khi tập cần phải đo áp huyết 2 tay và đo đường, nếu đường thấp duới 7.0mmol/l phải uống 1 ly nước nóng ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, , mỗi thìa nhỏ mật ong làm tăng thêm 1 mmol/l, còn cao hơn thì không cần uống đường chuyển hóa.

Tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng Xả khí rồi đếm ra tiếng chậm nhẹ 1,2,3 để Buông thả lỏng các cơ môi miệng và bụng cho mềm. Đan hai bàn tay vào nhau, nắm đầu gối trái kéo ép vào bụng chạm bao tử, thổi hơi ra bằng môi mạnh dài chậm là thì Xả khí, rồi đếm chậm 1,2,3 là thì Buông thả lỏng cơ bụng, rồi hạ thẳng chân trái xuống, hai bàn tay lại nắm đầu gối phải kéo ép và sát bụng chạm vào gan thổi hơi ra “phù…” rồi đếm 1,2,3 cho bụng thả lỏng, rồi hạ chân xuống, tiếp tục kéo chân kia kéo-thổi-đếm, rồi lại đến chân này, cho đủ 100 lần kéo ép gối.

Bài này làm hạ đường-huyết, hạ cholesterol, phục hồi lại chức năng gan và bao tử, phổi, thận, ruột, bàng quang, làm tan mỡ bụng , tiêu hóa dễ….

Kéo xong 100 lần rồi kiểm tra lại áp huyết 2 tay và đo đường, nếu còn cao thì không cần uống đường, nếu thấp cần uống thêm 2 thìa nhỏ mật ong. Nếu kết qủa áp huyết xuống thấp là tập đúng, thì những lần sau khi tập xong, không cần phải đo áp huyết, mà chỉ uống 2 thìa nhỏ mật ong, lại tập tiếp lần thứ 2, rồi uống mật ong, lại tập tiếp lần thứ 3, lại uống mật ong tập tiếp lần thứ 4, lại uống mật ong rồi tập tiếp lần thứ 5, lại uống mật ong rồi tập tiếp lần thứ 6. Tập xong thì đo lại đường trước rồi đo lại áp huyết 2 tay sau, ghi nhận kết qủa thấy áp huyết hạ thấp. Nghỉ ngơi 15 phút đo lại áp huyết và đường.

Muốn biết đâu là sự thật và nguy hại của cơ thể khi thiếu đường, chúng ta có thể đến những bệnh viện làm thống kê xem sự thật có phải đa số có nhiều bệnh nhân bị hạ đường huyết, chóng mặt, chân yếu té ngã, hay nhiều những bệnh nhân trí thức bị tê liệt hôn mê không do áp huyết cao mà do đánh vũ cầu xuất mồ hôi nhiều té xỉu do đường huyết hạ làm té ngã chấn thương sọ não, hay những bệnh nhân lạm dụng ăn gạo lức muối mè lâu ngày khiến áp huyết thấp và hạ đường huyết làm mất lực, trụy tim mạch gây hôn mê, tử vong, hay những bệnh nhân đang lái xe bị hạ đường huyết lạc tay lái gây ra tai nạn, hay những công nhân đứng máy cắt máy tiện bỗng nhiên hạ đường huyết mất ý thức tỉnh táo làm máy cưa cắt mất tay, hay những bệnh nhân ung thư sọ não, migrain do áp huyết đường huyết thấp, những bệnh nhân mắt loạn thị, tăng diopte có phải do trong máu thiếu đường làm mù mắt hay không, có những bệnh nhân đang nằm bệnh viện vì mệt tim, sốt cao tìm không ra nguyên nhân nhưng từ từ cổ họng không nuốt được thức ăn, phải truyền thức ăn vào đường bụng vì đường huyết hạ làm co cứng lưỡi không cử động đuợc, có những bệnh nhân vào bệnh viện từ lúc còn tỉnh táo cho đến khi cơ thể suy yếu dần mà không tìm ra nguyên nhân cuối cùng không còn khả năng đi đứng, ăn nuốt, và thở, cho đến khi lịm dần trong giấc ngủ ngàn thu. Hãy nhìn xem bảng bệnh lý theo dõi cách chữa đối với bệnh nhân này là vẫn phải uống thuốc hạ áp huyết hạ đường mỗi ngày không được bỏ, mới làm cho sức khỏe suy yếu dần ….

Những điều chưa hợp lý trong quy định tiêu chuẩn đường và cách điều trị :

Chúng ta thử hỏi xem những bệnh nhân trên có ai bị bệnh do nguyên nhân ăn nhiều đường hay không để đối chứng. Dĩ nhiên những bệnh này không phài do nguyên nhân đường cao. Do đó chúng ta nhận thấy sự ấn định tiêu chuẩn của bệnh tiểu đường chưa hợp lý giữa hai loại người còn đang hoạt động như đi làm và những người già trong viện dưỡng lão không còn hoạt động thể lực, thì phải định mức tiêu chuẩn khác nhau mới phù hợp.

a-Những người nằm một chỗ cần tiêu chuẩn thấp :

Thí dụ những người già trong viện dưỡng lão không vận động nên không chuyển hóa đường, truớc và sau khi ăn đường huyết không thay đổi bao nhiêu, chỉ cần theo dõi đường cho đừng hạ thấp, vì họ được ăn theo khẩu phần dinh dưỡng có kiểm soát đường ở mức 6.0mmol/l, nhưng người già nào ăn ít, kém ăn, bỏ bữa thì đường huyết xuống thấp làm mệt. Chúng ta chỉ có môn Vật Lý Trị Liệu giúp cho những bệnh nhân tê liệt, đi lại khó khăn, rất đáng tiếc chúng ta chưa có môn Vật Lý Trị Liệu giúp các cụ tập những bài tập tiêu hóa để hấp thụ và chuyển hóa đường thành năng lượng để mau phục hồi sức khỏe, cuối cùng đường huyết thấp gây nên lú lẫn mất trí nhớ.

b-Những người còn đi làm cần tiêu chuẩn cao:

Những người còn vận động chân tay, còn làm việc nặng, còn có thể tập thể dục thể thao, mà ấn định tiêu chuẩn đường thấp, cứ trên 6.5mmol/l đã phải uống thuốc trị tiểu đường là không hợp lý. Vì đường cho năng lượng nuôi trí não, cơ bắp, cơ tim.

So sánh nhu cầu năng lượng khác nhau giữa 1 người nằm một chỗ chỉ cần năng lượng 500 calories, và một người đang dùng sức để làm việc cần ít nhất 2000 calories, mà chỉ cung cấp cho cơ thể 500 calories thì không có sức làm việc, đường trong máu cũng thế, nó cần dư ra 2.0mmol/l chuyển hóa đường thành năng lượng cho trí não và cơ bắp hoạt động không bị mệt mỏi, nếu tiêu chuẩn ấn định cho những người này khi bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l khi làm việc sẽ không bị mệt lả người làm suy tim, sau khi ăn no từ 8.0-12.0mmol/l, sau 4 tiếng hoạt động đường huyết lại xuống 6.0-8.0mmol/l là không có bệnh tiểu đường. Nhưng ngày nay tiêu chuẩn đường lại hạ thấp hơn giống như những người già trong viện dưỡng lãi không còn hoạt động chân tay nên vô tình đã làm cho nhiều người bị bệnh nặng thêm, mất khả năng làm việc.

Nếu những công nhân nhà máy có lượng đường huyết khi đói từ 6.0-7.0mmol/l mà phải uống thuốc trị tiểu đường thì đường xuống còn 5.0mmol/l , sẽ làm thiếu mất đường chuyển hóa thành năng lượng nuôi trí não và cơ bắp nên hay bị xẩy ra tai nạn lao động khi làm việc vì đường huyết tụt thấp nhanh chóng xuống 4.0mmol/l.

Chúng ta cần sáng suốt tự biết cách kiểm soát đường huyết cho mình, ăn uống đầy đủ, chịu khó tập luyện khí công trị bệnh sau khi ăn được 30 phút để xay lại thức ăn thành năng lượng như 2 bài tập khí công hưóng dẫn trên thì dù có dư đường nó cũng đưọc chuyển hóa thành năng lượng giống như các lực sĩ vận động ăn nhiều đường nuôi trí não, cơ bắp, cơ tim nên cử dộng vẫn nhanh nhẹn thân thể cường tráng khỏe mạnh, làm việc hăng say không mệt mỏi.

Nếu bài viết này được giới truyền thông tiếp tay phổ biến rộng rãi cho mọi người hiểu rõ về sự lợi hại của đường, sẽ giúp cho mọi người biết cách phòng ngừa bệnh hạ đường-huyết rất nguy hiểm dẫn đến nhiều bệnh nan y khó chữa, phải mang khổ bệnh suốt đời.

doducngoc- khicongydao

2019 -Quý vị cần bán nhà - Chúng tôi cần mua Plex trong Montreal- 2.00% đến 3.89% Hoa hồng