NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA NGÀY BLACK FRIDAY

Ghi nhận đầu tiên về ngày “Black Friday” vốn không được dùng để nói về lễ hội mùa sắm mà là để miêu tả về sự khủng hoảng kinh tế. Cụ thể là sự sụp đổ của thị trường vàng Hoa Kỳ vào 24 tháng 9 năm 1869. Hai nhà tài chính khét tiếng độc ác, Jay Gould và Jim Fisk, đã bắt tay cùng nhau mua hết số vàng trong nước, với tham vọng có thể đội lên giá trên trời và bán lại với lợi nhuận khổng lồ. Vào ngày thứ 6 của tháng 9 đó, âm mưu này cuối cùng cũng bại lộ, dẫn tới thị trường chính khoán sụp đổ và tình trạng phá sản ở tất cả mọi người từ những ông trùm Wall Street cho đếm nông dân

Một trong những câu chuyện thường được kể đi kể lại phía sau truyền thống Black Friday – thứ có liên quan đến việc mua sắm hậu lễ Tạ Ơn – đó là ngày Black Friday này có một cầu nối với các mối buôn bán lẻ. Theo như câu chuyện được lưu truyền, sau một năm các cửa hàng hoạt động thua lỗ (“in the red” – lỗ nặng nề), thì họ có thể được cho là sẽ thu được lợi nhuận (“went in the black” – tăng một lượng lợi nhuận khá dồi dào) vào ngày sau lễ Tại Ơn. Bởi lẽ các tín đồ mua sắm vào ngày lễ hội sẽ chi nhiều tiền hơn vào các món hàng giảm giá. Từ đấy, thông qua việc các công ty bán lẻ thường ghi nhận màu đỏ cho việc bán lỗ và màu đen cho các khoản lợi nhuận khi tiến hành kết toán, thì phiên bản gốc của Black Friday có thể xem là chính thức thừa nhận câu chuyện được đồn thổi đằng sau lễ truyền thống này

Lịch sử trực quan của Black Friday: Từ sự sụp đổ của nền kinh tế đến Hội chứng nghiệm mua sắm

Vài năm gần đây, một lời đồn khác đã xuất hiện, mang đến một sự sai lệch đặc biệt xấu xí về ngày Black Friday. Cụ thể, nó cho rằng vào những năm 1800, các chủ đồn điền phía Nam có thể mua nô lệ với giá giảm sau ngày lễ Tạ Ơn. Mặc dù khá dễ hiểu khi dựa trên phiên bản truyền tai về ngày Black Friday này khiến mọi người tẩy chay kỳ nghỉ mua hàng giảm giá này, tuy nhiên nó lại chẳng có căn cứ nào để xác minh đấy là thật

Câu chuyện thực tế đằng sau ngày Black Friday không hẳn đã sáng sủa đối với các nhà buôn bán lẻ như các bạn vẫn hay nghĩ. Trở lại vào những năm 1950, cảnh sát của thành phố Philadelphia đã sử dụng cụm từ này để diễn tả về sự hỗ loạn đã phát sinh vào ngày sau lễ Tạ Ơn. Lúc này, đám đông những mua mua sắm từ ngoại ô và cả khách du lịch tràn vào trong thành phố để xem trận bóng giữa Quân đội – Hải quẩn được tổ chức vào thứ 7 hàng năm. Cảnh sát Philly không những không được lấy ngày nghỉ mà còn phải tăng ca để giải quyết với những đám đông và giao thông không ngừng tăng lên. Các nhân viên bán hàng cũng lợi dụng tình trạng hỗn loạn này để thu lợi bằng việc trộm các hàng hóa, gây khó khăn thêm cho việc thực thi pháp luật

Năm 1961, “Black Friday” bị khống chế bởi cảnh sát Philadelphia, sau nỗ lực bất thành của các doanh nghiệp trong thành phố và những người ủng hộ để biến ngày này thành “Big Friday” với mục đích loại bỏ đi các ý nghĩa tiêu cực. Thuật ngữ “Black Friday” đã bị kềm nén đến mãi sau này mới lan rộng trên cả nước, ít nhất, đến năm 1985 thì nó vẫn chưa phổ biến toàn cầu như bấy giờ. Đôi lần vào cuối những năm 1980, các nhà buôn lẻ tìm cách tái tạo là ngày Black Friday và biến nó thành một thứ tích cực, thay vì tiêu cực như trước đây, để phản ánh các doanh nghiệp đối với khách hàng của mình. Kết quả là ngày này trở thành một ngày mang tính chất “red to black” mà chúng ta đã đề cập bên trên. Có ý kiến cho rằng ngày sau lễ Tạ ơn chính là cột mốc đánh dấu việc các cửa hàng của nước Mỹ trở mình sau một năm buôn bán lỗ lả. Mặc dù trên thực tế theo truyền thống thì các cửa hàng sẽ có một đợt khuyến mãi lớn hơn vào ngày thứ 7 trước Giáng Sinh

Câu chuyện về Black Friday thì vẫn còn đó, nhưng sớm thôi thì cụm từ với nguồn gốc xuất phát từ Philadephia sẽ bị quên lãng. Kể từ đó, “một ngày” buôn may bán đắt đã biến thành sự kiện mua sắm bốn ngày và sinh ra những “ngày lễ mua sắm” khác như Small Business Saturday / Sunday hay Cyber Monday. Các cửa hàng dần mở cửa sớm hơn vào ngày thứ Sáu đó và những tín đồ mua sắm có thể đến ngay sau bữa ăn Tạ ơn của họ. Theo khảo sát trước ngày lễ năm nay của Liên đoàn thương mại quốc gia, khoảng 135.8 tỷ người Mỹ chắc chắc đã lên kế hoạch để mua sắm trong tuần lễ Tạ ơn, con số này chiếm 58.7% số người tham gia khảo sát, và thậm chí còn nhiều hơn nữa, 183.8 tỷ (79.6%) nói rằng họ có thể hoặc sẽ mua sắp thông qua các chương trình khuyến mãi online vào ngày Cyber Monday

Tổng hợp và lược dịch G