IP là gì? Cách xác định địa chỉ IP trên máy tính

IP là chữ viết tắt của Internet Protocol, tạm dịch là Giao thức Internet, là một dãy số xác định máy tính để có thể gởi nhận dữ liệu đến các máy khác.

Thường địa chỉ IP bao gồm bốn số các nhau bằng một dấu chấm. Thí dụ: 192.198.1.40 là một địa chỉ IP.

Các loại địa chỉ IP

Tùy vào trường hợp và mục đích sử dụng, địa chỉ IP được phân làm nhiều loại khác nhau như: địa chỉ IP công cộng (public IP address), địa chỉ IP riêng (private IP address), địa chỉ IP tĩnh (static IP address) và địa chỉ IP động (dynamic IP address).

Địa chỉ IP công cộng (public IP address) được nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp cho người sử dụng. Đây là địa chỉ IP mà mạng gia đình hay doanh nghiệp sử dụng để kết nối vào mạng lưới Internet để truy cập web, gởi nhận email, v.v…

Địa chỉ IP riêng (private IP address) được sử dụng bên trong một mạng nội bộ (LAN) như mạng ở nhà, mạng nội bộ trong các công ty, v.v… Địa chỉ IP riêng này được sử dụng cho các thiết bị giao tiếp với router và tất cả các thiết bị khác trong mạng nội bộ và được gán một cách tự động bởi router hay được thiết lập một cách thủ công.

Một địa chỉ IP có thể là động hay tĩnh. Địa chỉ IP động (dynamic IP address) được gán tạm thời cho mỗi máy tính kết nối với mạng. Địa chỉ IP tĩnh (static IP address) được cố định và không thay đổi. Địa chỉ IP động phổ biến hơn là địa chỉ IP tĩnh.

Tìm địa chỉ IP của bạn

Tìm địa chỉ IP công cộng của bạn
  1. Và thăm trang mạng whatismyipaddress.com.
  2. Trang này hiển thị địa chỉ IP công cộng của bạn.
Tìm địa chỉ IP riêng của bạn

Trong hệ thống điều hành Windows, cách đơn giản nhất để xem địa chỉ IP riêng là sử dụng lệnh ipconfig thông qua Command Prompt.

  1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R.
  2. Nhập cmd và sau đó nhấn nút Enter.
  3. Trong cửa sổ Command Promp nhập lệnh ipconfig và sau đó nhấn nút Enter.

Kết quả địa chỉ IP riêng được hiển thị ở hàng IPv4.

Các phiên bản IP

Phiên bản IP đầu tiên là phiên bản IPv4. Do ngày càng có nhiều thiết bị được kết nối vào Internet, phiên bản IPv4 không đủ để cung cấp địa chỉ IP nên phiên bản IPv6 ra đời để giải quyết vấn đề này. Giao thức mới IPv6 cung cấp số lượng IP lớn hơn rất nhiều so với IPv4, hơn nữa IPv6 có nhiều ưu điểm hơn và dễ dàng quản lý hơn.

Đoàn B. Minh Luân