7 điều mà mọi người nên biết về căn bệnh trầm cảm

Trầm cảm không chỉ đơn giản là cảm thấy “cảm thấy không vui”. Nó còn hơn như thế rất nhiều

Bệnh trầm cảm là sự rối loạn cảm xúc khá phức tạp do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm di truyền, tính cách, căng thẳng và các chất hóa học tự nhiên trong não. Mặc dù căn bệnh này đôi lúc đột ngột có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng trầm cảm không phải là điều mà mọi người có thể tự “vượt qua” được.

Tuy nhiên mọi người nên biết, trầm cảm là một căn bệnh có thật và hoàn toàn có thể điều trị nhờ các phương pháp tâm lý phối hợp với sử dụng thuốc. Hiểu thêm về căn bệnh này có thể giúp chúng ta giúp đỡ bản thân cũng như những người xung quanh đang mắc phải. Dưới đây là 7 điều mà mọi người nên biết

Trầm cảm không phải lúc nào cũng có một lý do “chính đáng”

Đôi khi con người trở nên suy sụp vì một vài thứ khá hợp lý,  ví dụ như thất nghiệp hay bạn thân nhất qua đời. Tuy nhiên đối với bệnh trầm cảm, chẳng có một lý do nào là thật sự cần thiết cho việc bạn cảm thấy thế nào cả. Những chất hóa học có vai trò điều chỉnh tâm trạng trong não bộ của bạn có thể bị mất cân bằng, dẫn tới việc bạn cảm thấy thật tồi tệ trong khi mọi việc trong cuộc sống của bạn vẫn luôn suôn sẻ

Có rất nhiều thứ có thể gây ra bệnh trầm cảm

Không thể hoàn toàn lý giải được nguyên do gây nên bệnh trầm cảm, tuy nhiên có thể cho rằng lời giải thích hợp lý nhất đó là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gây nên. Chẳng hạn như một gen lặn có khuynh hướng phát triển theo chiều hướng này và các tác nhân từ môi trường sống có vai trò kích thích phần gen lặn này

Việc có bố mẹ và ông bà bị mắc bệnh trầm cảm ở cả hai đời thì đời con khả năng cao sẽ bị trầm cảm, cho thấy di truyền đóng một vai trò khá lớn trong việc này. Tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn đối với những người có lịch sử dùng các chất kích thích. Đại khái 30% những người lạm dụng thuốc hoặc rượu đều bị trầm cảm. Một số các tác nhân khác dẫn tới bệnh trầm cảm bao gồm sự mất cân bằng của các chất hóa học trong não bộ, các hormon, sự thay đổi thời tiết, stress và các sang chấn tâm lý

Sự mất cân bằng các chất hóa học bên trong não bộ

Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền trong các dây thần kinh gây tác động lên việc điều hòa tâm trạng của não bộ, từ đó dẫn tới bệnh trầm cảm. Các chất này bao gồm dopamine, serotonin và norepinephrine. Theo lý thuyết, việc có quá nhiều hoặc quá ít các chất dẫn truyền này đều có thể gây nên bệnh trầm cảm, hoặc góp phần.

Các hormon

Bất kỳ sự biến đổi nào trong quá trình sản xuất hay trong các chức năng của hormon –  ví dụ như mang thai, chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hay các vấn đề liên quan đến tuyến giáp – đều có thể gây ra bệnh trầm cảm

Thay đổi thời tiết

Phần lớn sự mất kiểm soát của các bệnh nhân trầm cảm bởi yếu tố liên quan đến từng mùa (seasonal affective disorder – SAD) là do nhịp độ sinh học bị gián đoạn; chẳng hạn như giảm đi ánh nắng mặt trời khiến mức độ hormon serotonin, chất giúp tâm trạng trở nên hưng phấn, bị sụt giảm. Đổi mùa cũng có thể khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, điều này có thể góp phần làm tâm trạng của bạn trở nên chán nản u sầu hơn

Căng thẳng và Sang chấn tâm lý

Việc mất đi một người yêu thương, bị bạo hành và tổn thương về mặt tâm lý, căng thẳng kéo dài, cùng những thay đổi lớn trong đời (li dị, thất nghiệp,…) đều có thể là lý do gây nên bệnh trầm cảm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân là vì một lượng lớn hormon cortisol được não bộ tiết ra trong quá trình căng thẳng và đau khổ này. Cortisol gây ảnh hưởng lên các chất dẫn thần kinh serotonin và có thể gây ra bệnh trầm cảm

Trầm cảm không chỉ là nỗi buồn thông thường

Nỗi buồn là một phần của con người, là phản ứng tự nhiên trước những hoàn cảnh đau buồn. Tất cả chúng ta đều nếm trải nỗi buồn vào một thời điểm nào đó trong đời. Trầm cảm, tùy nhiên, là là một bệnh lý với nhiều triệu chứng hơn là tâm trạng không vui

Khi việc buồn bã dần chuyển thành bệnh trầm cảm, đây là một số dấu hiệu nhận biết, bao gồm:

  • Cảm thấy nỗi buồn hoặc cảm giác “trống rỗng”  kéo dài dai dẳng 
  • Cảm thấy dễ nổi cáu và bồn chồn
  • Cảm thấy bất an, tuyệt vọng và bất lực
  • Mất hứng thú đối với các hoạt động bạn từng yêu thích
  • Giảm ham muốn về mặt tình dục
  • Thiếu năng lượng hoặc cảm thấy mỏi mệt
  • Có vấn đề về việc tập trung, ghi nhớ và đưa ra quyết định
  • Thay đổi khẩu vị, cân nặng và giấc ngủ
  • Các triệu chứng thực tế (đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau nhức cơ thể) không thuyên giảm kể cả khi dùng thuốc

Không may là bạn chẳng thể nào kéo bản thân thoát khỏi trầm cảm chỉ trong một cái búng tay được. Nếu bạn có biểu hiện của những dấu hiệu trên, hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế để có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời

Trẻ em cũng không miễn dịch với trầm cảm

Xưa nay chúng ta đều cho rằng tuổi thơ là khoảng thời gian ngập tràn niềm vui, vô tư nhất trong cuộc đời mỗi người. Mặc dù trẻ em không trải qua những vấn đề giống như người lớn, ví dụ căng thẳng do công việc hay áp lực kinh tế, điều này không có nghĩa là chúng không thể bị trầm cảm. Tuổi thơ mang đến những vấn đề riêng biệt của chúng, ví dụ như bắt nạt và nỗ lực được chấp nhận

Trầm cảm thật sự là một bệnh lý

Bạn không phải yếu đuối hay bị điên đâu. Trầm cảm thật sự là một tình trạng bệnh lý mà các nhà khoa học tin rằng lý do gây ra là bởi sự mất cân bằng giữa các chất hóa học trong não bộ – thứ được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Những chất dẫn truyền này nắm giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng của bạn cũng như tham gia vào chức năng khác ở khắp cơ thể của bạn

  • Norepinephrine: chất khiến nhịp tim và huyết áp của bạn bị chèn ép trong quá trình não bộ phản hồi lại trạng thái mất cân bằng cảm xúc và căng thẳng
  • Serotonin: chất hóa học giúp điều hòa tâm trạng của bạn đồng thời đóng vai trò trong việc cải thiện toàn bộ cảm nhận của bạn
  • Dopamine: giúp ích trong việc điều chỉnh cảm xúc, trí nhớ, khả năng suy nghĩ, và động lực phấn đấu

Các nhà nghiên túc tiếp tục phát hiện thêm một số nguyên nhân gây mất cân bằng của một số các chất dẫn truyền khác ví dụ như  acetylcholine, GABA và glutamate. Các chất này có thể đóng một vai trò gây nên bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm có thể chữa trị được

Bạn không cần phải cố chịu đựng nếu bạn mắc bệnh trầm cảm. Có một vài phương thức trị liệu rất hiệu quả dành cho bạn, bao gồm sự can thiệp của thuốc và sử dụng tâm lý trị liệu. Thêm vào đó,  một số phương pháp điều trị mới đang được phát triển liên tục. Những phương pháp mới này đang chứng minh rằng nó có hiệu quả, trong trường hợp những cách thức trị liệu khác không đạt được kết quả như mong muốn

Quá trình trị liệu của bạn nên tương thích hoàn và hoàn toàn phù hợp với các triệu chứng bệnh cũng như sức khỏe tổng quan của bạn. Sự kết hợp của thuốc theo đơn, làm trị liệu tâm lý và thay đổi thói quen sống thường được áp dụng nhằm mục đích giúp làm giảm các ảnh hưởng của căn bệnh này

Phương pháp trị liệu

Tùy thuộc vào tình trạng riêng biệt của mỗi người, bạn có thể tham gia cá nhân, hội nhóm, hoặc các phương pháp trị hiệu cho gia đình hay các buổi tư vấn cho cặp đôi. Mặc dù có khá nhiều các phương pháp trị liệu, tùy nhiên những phương pháp dưới đây đã được nghiên cứu và chứng minh có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm

  • Liệu pháp hành vi nhận thức 
  • Liệu pháp tương tác cá nhân 
  • Trị liệu kỹ năng xã hội 
  • Trị liệu tâm động học 
  • Tư vấn hỗ trợ 
  • Liệu pháp kích hoạt hành vi
  • Liệu pháp giải quyết vấn đề
Trị liệu với thuốc

Đặc biệt khi sử dụng phối hợp cùng tâm lý trị liệu, có rất nhiều thuốc được cho ra kết quả khả quan trong việc chữa bệnh trầm cảm. Một lần nữa, trong khi các phương pháp chữa trị trầm cảm không phải là loại dứt điểm trong một lần, thì việc thử nghiệm là cần thiết để tìm ra loại thuốc giúp làm giảm các triệu chứng nhưng đồng thời cũng hạn chế tối đa tác dụng phụ

Một số loại thuốc thông thường được kê đơn để điều trị bệnh trầm cảm gồm có:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu Satorini chọn lọc (SSRIs): Prozac (fluoxetine), Paxil (paroxetine), Zoloft (sertraline) Celexa (citalopram) and Luvox (fluvoxamine)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và Noradrenaline (SNRIs): Effexor (venlafaxine), Cymbalta (duloxetine) and Pristiq (deslavenfaxine)
  • Thuốc ức chế enzyme Monoamine oxidase (MAOIs): Marplan (isocarboxazid), Nardil (phenelzine) and Parnate (tranylcypromine)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng – hay còn gọi là thuốc chống trầm cảm tuần hoàn (TCAs): Elavil (amitriptyline), Tofranil (imipramine) and Pamelor (nortriptyline)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu Norepinephrine và dopamine (NDRIs): Wellbutrin (bupropion)
  • Thuốc Esketamine: Spravato
Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc, một số cách thay đổi thói quen hằng ngày có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn trong việc khống chế sự phát triển của bệnh trầm cảm cũng như các tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây có vài điểm các bạn cần lưu ý, nhưng trước hết vẫn cần các bạn thảo luận trước với bác sĩ tâm lý của bạn để tìm ra liệu pháp nào thích hợp với bạn

  • Ăn kiêng: Chẳng có bất kỳ loại thực phẩm nào có khả năng chữa bệnh trầm cảm, tuy nhiên có một số loại hỗ trợ cho việc điều hòa cảm xúc mà bạn có thể dùng (hoặc tránh). Ví dụ, thực phẩm đóng hợp, rượu bia, caffeine, đường và các loại thực phẩm đã qua chế biến đều có khả năng làm mất cân bằng cảm xúc. Trong khi đó, các loại thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau củ, cá, thịt gà, các loại đậu hạt mang đến khả năng kéo tâm trạng của bạn lên cao
  • Tập thể dục: Việc tập luyện có thể giúp cảm xúc của bạn tốt hơn, tăng cao khả năng chịu đựng căng thẳng, và giảm bớt các ảnh hưởng của bệnh trầm cảm, đặc biệt là khi kết hợp với sử dụng thuốc thông thường và các liệu pháp trị liệu tâm lý có liên quan đến hành vi của bạn. Tất nhiên các bài tập thể dục phải dựa theo mức độ sức khỏe, khả năng hoạt động và sở thích cá nhân của các bạn. Bạn có thể thử các bài tập cardio và aerobic (chạy bộ, bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh, các bài tập ngắn), yoga…
  • Điều hòa căng thẳng: Stress được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh trầm cảm và nó hoàn toàn có thể khiến các triệu chứng bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Thế nên, dù là bằng cách gì đi nữa, thì việc giữ cho mức độ căng thẳng của bạn trong tầm kiểm soát hoàn toàn là một lợi thế. Những thói quen dài hạn như chế độ dinh dưỡng tốt, tập luyện thường xuyên, ngủ đủ giấc và ngồi thiền có thể giúp bạn tạo nên một khả năng phục hồi cùng khả năng lấy lại cân bằng tốt hơn đối với việc căng thẳng. Kết hợp chặt chẽ trong cả ngày với một số cách khống chế căng thẳng cũng rất hữu ích, trọng điểm là tìm được một người làm cùng với bạn. Tham gia vào một nhóm hỗ trợ hoặc trao đổi với bác sĩ tâm lý của bạn cũng có thể giúp bạn có thêm ý tưởng trong việc làm sao để cân bằng stress tốt hơn
Nên làm gì nếu bạn hoặc người thân của bạn bị mắc bệnh trầm cảm

Nếu bạn hoặc người thân của mình có những biểu hiện của bệnh trầm cảm, bạn có thể sẽ hoang mang không biết nên làm gì. Có thể bạn muốn bắt đầu tìm hiểu thêm về căn bệnh này, bao gồm triệu chứng và cách điều trị cũng như các sự lầm tưởng, hiểu sai lệch và cả sự kỳ thị. Bài viết này cung cấp cho bạn một cái nhìn bao quát hơn về những điều bạn cần biết và giúp bạn có đủ thông tin tốt hơn với vai trò bệnh nhân hoặc người chăm sóc

Bạn cũng nên đặt lịch hẹn với bác sĩ của mình để có thể khám sức khỏe, thử máu để xác định tình trạng các chất trong cơ thể bạn có liên quan đến bệnh trầm cảm hay không. Và đồng thời cung cấp cho bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý của bạn những triệu chứng mà bạn có để họ kịp thời tham khảo và đưa ra phương pháp trị liệu thích hợp cho bạn. Trong quá trình tham khảo, bạn cũng nên hỏi thêm một vài gợi ý về các nguồn thông tin đáng tin cậy để được hỗ trợ thêm

Trầm cảm không được điều trị là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tự sát

Việc chuẩn đoán và nhận trị liệu bệnh trầm cảm kịp thời là vô cùng quan trọng đối với việc ngăn chặn tự tử. Theo National Alliance on Metal Illness, 45% trong tổng số các trường hợp tự tử đều liên quan đến một căn bệnh nào đó về mặt tâm thần. Và đây là bao gồm cả những người mắc bệnh trầm cảm nhưng không được chuẩn đoán, không được điều trị và cả chưa được điều trị

Tổng hợp và dịch thuật bởi G.