Hội nghị thượng đỉnh Nato kết thúc với mối đe dọa hàng đầu : Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh Nato kết thúc với mối đe dọa hàng đầu : Trung Quốc

Ngày 3/12, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại sự kiện bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở London (Anh) cảnh báo năng lực quân sự của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng và khiến NATO phải đề phòng.

NATO lần đầu tiên thảo luận nguy cơ từ sự trỗi dậy của Trung Quốc - Ảnh 1.

NATO được thành lập cách đây 70 năm với mục đích là đối trọng với Liên Xô. Tuy nhiên, đến nay một quốc gia khác đang nằm trong tầm ngắm của NATO, đó là Trung Quốc.

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ chỉ trong vòng 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đang trở thành một cường quốc quân sự và kinh tế. Đây là việc khiến NATO đề phòng.

Nếu các cuộc họp trước đây thường nhắm vào Nga, đặc biệt sau sự kiện Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014 thì trong sự kiện năm nay, lần đầu tiên Trung Quốc nằm trong chương trình nghị sự của khối quân sự này.

Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, khối này cần tìm “cách cân bằng” để phản ứng lại thách thức từ Trung Quốc. Tổng thư ký Stoltenberg khẳng định NATO không có ý tạo đối thủ mới và chỉ cần các đồng minh NATO đoàn kết thì khối quân sự này vẫn mạnh mẽ và an toàn.

Ngoài ra, ông Stoltenberg cho biết chưa có kế hoạch thành lập “Hội đồng NATO-Trung Quốc”, tương tự như Hội đồng NATO-Nga (NRC) được thành lập năm 2002 để cải thiện đối thoại và hợp tác giữa khối quân sự này với Nga.

“Điều chúng ta thấy là sự lớn mạnh của Trung Quốc đang thay đổi cán cân sức mạnh toàn cầu. Sự phát triển của Trung Quốc về quân sự và kinh tế đem đến cơ hội nhưng cũng kéo theo thách thức nghiêm trọng. Chúng ta phải thừa nhận thực tế là Trung Quốc đang tiến sát gần đến chúng ta, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng tại châu Phi, Bắc Cực, không gian mạng và Trung Quốc hiện còn là quốc gia có ngân sách dành cho quốc phòng lớn thứ hai thế giới”.

Ông Jens Stoltenberg nhận định

Theo đánh giá riêng của NATO, Trung Quốc có chi phí quốc phòng lớn thứ 2 toàn cầu trong năm 2018. Hải quân nước này đã có thêm 80 tàu biển và tàu ngầm chỉ trong vòng 5 năm. Hồi tháng 3 mới đây, Trung Quốc đặt chỉ tiêu chi tiêu quốc phòng 2019 tăng 7,5% so với năm trước, lên mức 1,19 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Về phía Hoa kỳ

Đại sứ Mỹ tại NATO Bailey Hutchison khẳng định thế giới từng dung túng cho Trung Quốc và giờ là lúc nước này phải tôn trọng các quy tắc toàn cầu.

“Phần còn lại của thế giới đã để Trung Quốc phát triển không tuân theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đã tới lúc điều đó phải dừng lại. 

Bây giờ, họ đã biến thành một đối thủ cạnh tranh. Nhưng họ vẫn không muốn tuân thủ các quy tắc, đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ. Chúng ta từng dung túng cho họ làm thế, nhưng giờ thì không thể. Họ là một đối thủ cạnh tranh rất mạnh”, bà Hutchison nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với CNBC

NATO từ trước tới nay vẫn tập trung đối phó với Nga. Nhưng tốc độ phát triển đáng kinh ngạc trong 2 thập kỷ qua biến Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự mà liên minh này không thể xem thường. 

Bà Hutchison khẳng định Washington không cố gắng giành lợi thế trước Trung Quốc mà chỉ đơn giản là tìm kiếm thương mại công bằng. 

“Bất cứ ai trong làm ăn với Trung Quốc trong các hoạt động kinh doanh quốc tế cũng đều ủng hộ lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump với Bắc Kinh. Hiện tại, chúng tôi đang nói với Trung Quốc rằng các ông có thể sử dụng các lợi thế mà các ông có trong quá khứ, nhưng các ông phải tham gia vào một sân chơi bình đẳng vì các ông đang phát triển“, bà này nói thêm. 

Theo vị nữ đại sứ Mỹ, Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược với Mỹ khi sáng kiến Vành đai và Con đường của họ đang nắm quyền kiểm soát nhiều cơ sở hạ tầng ở khắp châu Âu và châu Á. 

Theo ước tính của NATO, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới vào năm 2018. Nước này bổ sung 80 tàu chiến và tàu ngầm cho hải quân chỉ trong 5 năm. 

Bà Hutchison cho biết NATO đang xem xét hành động quân sự của Trung Quốc từ sự tăng trưởng đó. 

“Chúng ta phải đối mặt với điều đó, chúng ta phải thấy nó rõ ràng. Chúng ta có muốn Trung Quốc là kẻ thù không. Không. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị”, bà Hutchison cho biết. 

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 4/12. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Kết thúc  hội nghị ngày 4/12, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra tuyên bố chung tái khẳng định tình đoàn kết giữa các nước thành viên ở châu Âu và Bắc Mỹ, bất chấp những tranh cãi gay gắt liên quan đến vấn đề đóng góp tài chính và chiến lược phòng thủ.

Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo NATO tái khẳng định thỏa thuận phòng thủ chung, vốn được nêu trong Điều 5 Hiến chương NATO. Theo đó, một vụ tấn công nhằm vào một quốc gia thành viên sẽ được coi như một hành động tấn công nhằm vào toàn khối. 

Tuyên bố trên cũng thừa nhận “những thách thức và cơ hội” từ một Trung Quốc đang nổi lên và lo ngại về các hành động của Nga, coi đây là “mối đe dọa đối với an ninh của châu Âu-Đại Tây Dương”.  Các nhà lãnh đạo NATO cũng cam kết “hành động mạnh tay hơn” trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. 

Các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khởi động một tiến trình đánh giá lại nhằm hướng tới tương lai của khối.

Bền lề hội nghị

Lãnh đạo Anh, Canada, Pháp và Hà Lan bị camera ghi cuộc hội thoại chế giễu Trump vì các cuộc họp báo dài trước thềm hội nghị NATO.

Video do nhóm quay phim của nước chủ nhà Anh ghi lại tối 3/12 tại tiệc chiêu đãi bên lề cuộc họp thượng đỉnh NATO ở Cung điện Buckingham và được đài truyền hình CBC của Canada đính phụ đề đăng trên Twitter hôm nay.

Trong video, Thủ tướng Anh Boris Johnson hỏi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng “đó có phải lý do ông ấy đến trễ?”, ám chỉ đến các phiên hỏi đáp dài tổng cộng hơn hai tiếng với giới truyền thông của Trump hôm qua, trước thềm hội nghị lãnh đạo NATO.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau (thứ hai từ trái sang), Thủ tướng Anh Boris Johnson (bìa phải), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ hai từ phải sang) và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trong  tiệc chiêu đãi bên lề cuộc họp thượng đỉnh NATO ở Cung điện Buckingham, Anh. Ảnh: Video của CBC.

“Ông ấy trễ vì có cuộc họp báo dài 40 phút trước đó nữa”, Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngắt lời, nhắc đến cuộc họp báo khi Trump và Macron gặp mặt.

“Đội ngũ của ông ấy há hốc mồm vì kinh ngạc”, Trudeau nói trong một cảnh khác trong video.

Macron cũng tham gia phụ họa trong cuộc trò chuyện, nhưng ông quay lưng về phía camera và bình luận của ông không được nghe rõ, trong khi Thủ tướng Anh mỉm cười.

Không ai trong số các lãnh đạo này đề cập trực tiếp tên Trump và dường như họ không nhận ra cuộc trò chuyện được ghi hình