Quebec, hôm nay thông báo việc nới lỏng các biện pháp hạn chế trong các trung tâm người cao niên

Thủ tướng Quebec, ông Francois Legault hôm nay thông báo việc nới lỏng các biện pháp hạn chế trong các trung tâm người cao niên. Họ có thể được ra ngoài, có thể được viếng thăm với một số điều kiện nhất định. Ngoài trừ các trung tâm đang có người nhiễm virus Covid-19 thì vẫn giữ nguyên các biện pháp cũ. Quebec ra các quy định cấm thăm viếng các trung tâm cao niên từ 20/2/2020

Đã 7 tuần nay,  từ lúc chính quyền Quebec Legault ra các quy định cấm thăm viếng nhằm hạn chế việc lây lan trong CHSLD, các trung tâm cao niên là những nơi bị virus Covid-19 “hoành hành” nhiều nhất.  Do những người làm việc trong đó di chuyển qua lại nhiều nơi mang virus lây lan, phần đông được chiêu mộ qua các trung tâm giới thiệu việc làm khi thiếu nhân viên làm việc. Gần 12500 người trong ngành y tế đã nghỉ phép hoặc cách ly và không trở lại làm việc. Chính quyền đã có nhiều cách đối phó như kêu gọi những bác sĩ chuyên môn đến thay thế các nhân viên chăm sóc người cao niên, hay kêu gọi người tự nguyện đến chăm sóc và đã nhờ quân y Canada trợ giúp.

Tuy nhiên, các biện pháp trên vẫn không có kết quả tốt đẹp khi số người cao niên tử vong lên cao do đói khát, khi phải chịu nhiều áp lực và suy sụp tâm lý do cô độc. Bà bộ trưởng người cao tuổi lên tiếng rằng bà ta không có trách nhiệm khi không có thẩm quyền mặc dù đã giữ chức vụ này trong 7 năm qua. 

Cuối cùng thì sau gần 2 tuần, người dân đau buồn và phẫn nộ khi nhìn thấy ông bà cha mẹ mình ra đi trong cô đơn và thiếu vắng  người thân bên cạnh ở giây phút cuối đời.

Hôm nay, những người có may mắn hơn vào thăm thì thấy cha mẹ mình ốm yếu, bệnh hoạn hơn.  Có thể nói 10 phần chỉ còn lại 5 vì thiếu sự chăm sóc trong 7 tuần qua.

Tóm tắt là nếu như cho “test” tất cả các người ra vào “residences” người cao niên ngay từ đầu, và tăng cường các dụng cụ bảo hộ tế, tìm hiểu kỹ các hệ quả của việc hạn chế thăm viếng khi các trung tâm thiếu nhân lực và dụng cụ bảo hộ, thì chính phủ có thể cứu được bao nhiêu sinh mạng của người cao niên, khi họ trông cậy vào con cháu và các trung tâm trong tuổi già sức yếu sau khi đã cống hiến đời mình cho xã hội Quebec.

Trách nhiệm do ai?

Sự mở cửa trở lại trường học cũng tạo nhiều nghi ngại và quan tâm của xã hội từ phụ huynh cho đến các tổ chức nghiệp đoàn nhà giáo, hiệp hội trường tiếng Anh, nghiệp đoàn các dịch vụ cho trường học. Ngày càng ghi nhận có nhiều phản hồi từ các nơi về việc một Quebec là nơi có ca nhiễm và tử vong nhiều nhất trong nước. Thành phố và đô thị Montreal là nơi các con số về dịch bệnh tăng mỗi ngày, và lại là nơi chính quyền tính đến việc mở cửa lại trường học vào 19/5/2020 trong khi các cửa hàng không thiết yếu trong đô thị đã phải dời lại 1 tuần.

Dịch bệnh chưa được trấn áp, hàng ngày con số người tử vong và nhiễm bệnh vẫn tăng. Liệu trẻ em sau khi trở về trường bị nhiễm và lây cho cha mẹ chúng và giáo viên, như vậy nếu xảy ra thêm một đợt bùng phát mạnh khi các người bệnh của đợt trước ở nhà thương còn chưa phục hồi, thì sẽ nghiêm trọng ra sao? Sẽ có bao nhiêu người chết cho một ý tưởng thử nghiệm? Liệu có tính đến trách nhiệm của những người đặt cược trên sinh mạng của người dân chưa nhỉ?

Sáng nay trên tờ báo địa phương, một bài viết bắt đầu bằng một câu chuyện:

Một giọng nói của người phụ nữ qua điện thoại:

  • Anh à, em nghe trên radio nói là có 1 người lái xe ngược chiều. Anh cẩn thận đó.

          Tiếng trả lời của người chồng qua cell phone:

  • Không phải có 1 người ngược chiều, anh thấy cả trăm người lận honey.

Khi có nhiều chiếc xe chạy ngược chiều như vậy, chắc những người ra quyết định cũng nên hiểu rằng có lẽ mình nên tấp xe vào và đừng nên tiếp tục sai lầm nữa.